TẠI SAO ĐƯỜNG HUYẾT THƯỜNG TĂNG CAO VÀO BUỔI SÁNG?

Lượng đường huyết lúc đói trước bữa ăn sáng là cơ sở để nhiều người bệnh tiểu đường tự đánh giá tình trạng sức khoẻ đường huyết của mình. Tuy nhiên, một số người bệnh cho biết rằng lượng đường huyết của họ vào buổi sáng thường tăng cao bất thường. Vậy tại sao đường huyết lại thường tăng cao vào buổi sáng?

Trên thực tế, không riêng gì ở những người mắc bệnh tiểu đường, mà cả những người bệnh thường khoẻ mạnh đôi khi cũng gặp phải tình trạng đường huyết đột ngột tăng cao vào buổi sáng. Hiện tượng này xảy ra có thể bởi vì một trong hai nguyên nhân được kể đến dưới đây:

1. Hiệu ứng bình minh

Vào buổi sáng sớm, cơ thể thường sẽ tạo ra glucose dự trữ để chuẩn bị cho cả ngày, đồng thời tiết ra một số hormone làm giảm độ nhạy của insulin, khiến cho lượng đường huyết thường tăng cao, cho dù bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay không. 

Ở những người bình thường không mắc đái tháo đường, hiện tượng đường huyết tăng vào buổi sáng cũng là một trong những cách giúp cơ thể có đầy đủ nguồn năng lượng cho một ngày dài hoạt động. 

Tuy nhiên ở người tiểu đường, vì một lý do nào đó mà cơ thể họ không phản ứng với hormone insulin (đề kháng insulin) giống như người bình thường, làm phá vỡ trạng thái cân bằng của cơ thể dẫn đến chỉ số đường huyết cao hơn bình thường vào buổi sáng. 

Hiện tượng bình minh có thể mang lại những ảnh hưởng khác nhau ở mỗi người. Một số nghiên cứu cho thấy vào ban đêm sự giải phóng của các hormone chống điều hoà tự nhiên trong cơ thể như cortisol, hormone tăng trưởng (GH) cũng khiến cho việc đề sáng insulin trở nên mạnh mẽ hơn, dẫn đến việc lương đường trong máu tăng cao hơn.

Hiệu ứng bình minh có thể xảy ra nếu liều thuốc điều trị tiểu đường tối hôm trước của bạn đã hết tác dụng, không đủ để giúp bạn điều hoà lượng đường trong máu.

Hình ảnh minh hoạ

2. Hiệu ứng Somogyi

Hiệu ứng Somogyi - hay còn được gọi là hiện trượng tăng đường huyết dội ngược. Mức đường trong máu có thể giảm trong khi ngủ và chúng ta hoàn toàn không biết được. Cơ thể sẽ bù đắp bằng cách giải phóng ra nhiều loại hormone, để cơ thể không bị hạ đường huyết. Điều đó đồng nghĩa chúng sẽ thúc đẩy gan giải phóng lượng glucose dự trữ trong cơ thể, dẫn đến kết quả lượng đường trong máu quá cao. Đổ mồ hôi hoặc đau đầu khi thức dậy có thể là dấu hiệu của hiệu ứng Somogyi này.

Hiệu ứng này thường gặp ở một ở một số người bệnh tiểu đường do sự đề kháng hoặc giảm tiết insulin của cơ thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Kiểm soát đường huyết không đúng cách
  • Dùng quá liều insulin trước đó
  • Không ăn nhẹ trước khi đi ngủ mà vẫn dùng liều thuốc cao

Hình ảnh minh hoạ

3, Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được lý do vì sao ở người tiểu đường, lượng đường huyết thường đột ngột tăng cao. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để ổn định đường huyết, bạn có thể tìm kiếm phương pháp thảo dược từ thiên nhiên hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết để dùng kèm. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh tiểu đường, quý độc giả có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đái chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ!

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng