LÝ DO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG DỄ BỊ NHIỄM TRÙNG

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao ở người tiểu đường, một vết thương nhỏ sẽ rất lâu để hồi phục hoặc thậm chí còn biến chứng nặng hơn so với ban đầu không. Hãy cùng tìm hiểu lý do qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường là biến chứng nguy hiểm, có thể trở nặng rất nhanh và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hoại tử, cắt cụt chi hoặc thậm chí là tử vong. Nhiễm trùng thường có tính chất dai dẳng hay tái phát khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Theo các thống kê, có tới gần một nửa người bệnh tiểu đường có ít nhất 1 lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các biến chứng nhiễm trùng. 

1. Tại sao người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?

Dưới đây là các nguyên nhân khiến cho người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng:

  • Lượng đường trong máu cao làm ảnh hưởng đến suy giảm khả năng miễn dịch, từ đó làm giảm khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh của cơ thể.
  • Đồng thời, đường trong máu cao cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, khiến cho những vết trầy xước nhỏ của người tiểu đường trở nên trầm trọng hơn.

  • Người bị tiểu đường thời gian dài có thể tổn thương dây thần kinh,  khiến người bệnh mất cảm giác, không thấy đau khi bị thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Tổn thương các mạch máu ngoại vi làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng đến các chi, giảm cung cấp oxy cũng làm giảm khả năng gắn kết các phản ứng miễn dịch.

2. Các loại biến chứng nhiễm trùng 

2.1 Nhiễm trùng răng, nướu

Nhiễm trùng răng bao gồm: viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, viêm mù chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt... Nếu như tình trạng nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.

Nhiễm trùng răng, nướu

2.2 Nhiễm trùng da và mô mềm

Người tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng và vết thương ở chân do đây là vùng được tưới máu kém. Loét chân, bàn chân thường gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân và lòng bàn chân. Thường sẽ có hoại tử ướt, chảy mủ kèm theo phù nề, sưng tấy tại chỗ. Nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến cắt cụt chi.

Nhiễm trùng da và mô mềm 

2.3 Nhiễm trùng tiểu phế quản và phổi

Bệnh tiểu đường làm suy giảm hệ thống miễn dịch nên rất dễ khiến người bệnh mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi và lao phổi.

Nhiễm trùng tiểu phế quản và phổi

2.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Khi đường huyết tăng cao, một phần có thể được thải ra ngoài cơ thể theo nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh tại vị trí này. Ngoài nhiễm trùng tiết niệu, viêm bàng quang và niệu đạo cũng là các bệnh phổ biến khi đường huyết không được kiểm soát tốt.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

3. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Bao gồm các việc đánh răng hàng ngày, thường xuyên rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, ho, hoặc sau khi thăm người ốm.

Giữ gin vệ sinh cá nhân

Chăm sóc da

Nhiều người bệnh tiểu đường thường sẽ gặp các tình trạng khô da, ngứa ngáy, bong tróc nên da rất dễ bị trầy xước. Người bệnh cần lưu ý nên giữ cho da sạch và thường xuyên dưỡng ẩm cho da. Khi sử dụng kem dưỡng ẩm, nên tránh bôi vào các kẽ tay kẽ chân vì vùng này rất dễ bị ẩm và nhiễm nấm.

Chăm sóc da

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

Đối với người tiểu đường, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết chính là yếu tố căn bản để ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường. Người bệnh thường được bác sĩ dặn dò phải tuân thủ nguyên tắc kiềng 3 chân để chỉ số đường huyết luôn được ổn định trong ngưỡng an toàn: uống thuốc đều đặn - chế độ ăn uống lành mạnh - tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

Nguyên tắc kiềng 3 chân để kiểm soát chỉ số đường huyết

>>> Tìm hiểu thêm: Đã thử nhiều phương pháp nhưng đường huyết vẫn không hạ

Sử dụng thảo dược phòng ngừa biến chứng

Dây thìa canh được đánh giá là "bạn tốt" dành cho người tiểu đường trong việc hỗ trợ hạ và kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nói chung cũng như biến chứng nhiễm trùng nói riêng. Bên cạnh đó, PGS. TS Trần Văn Ơn - Nguyên trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới phát hiện ra dây thìa canh lá to - hiệu quả hỗ trợ tiểu đường gần gấp 2 lần so với dây thìa canh lá nhỏ.

>>> Tìm hiểu thêm: Dây thìa canh lá to - Đột phá trong y học dành riêng cho người tiểu đường

Viên tiểu đường DK Betics Gold là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa 100% dây thìa canh lá to đạt chuẩn GACP - WHO và trồng theo định hướng Organic.

Viên tiểu đường DK Betics Gold

Viên tiểu đường DK Betics Gold là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Bộ của PGS. TS Trần Văn Ơn kết hợp cùng với Công ty Dược Khoa (DK Pharma) - tiền thân trực thuộc trường Đại học Dược Hà Nội, được cấp phép dựa trên quyết định số 3548 & 7772/QĐ-BYT.

Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu về sản xuất chế phẩm hỗ trợ tiểu đường từ dây thìa canh lá to

>>> Xem thêm: Đài truyền hình HTV9 đưa tin về sản phẩm viên tiểu đường DK Betics Gold

Trên đây là bài viết giúp người đọc hiểu được lý do tại sao người tiểu đường thường dễ bị nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc về sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý độc giả có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài tư vấn sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ tư vấn và hỗ trợ nhé!

Dây thìa canh lá to Trần Văn Ơn: Thảo dược quý trong y học hiện đại

Dây thìa canh lá to Trần Văn Ơn: Thảo dược quý trong y học hiện đại

Tư vấn MIỄN PHÍ: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng