NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ UỐNG RƯỢU ĐƯỢC KHÔNG?
Có rất nhiều người thắc mắc rằng vậy người mắc bệnh tiểu đường có uống rượu được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng với DK Betics nhé!
Trên thực tế, uống rượu nhiều có tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh tiểu đường vì làm thay đổi nồng độ đường trong máu, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà người tiểu đường phải kiêng đường hoàn toàn. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng người tiểu đường vẫn có thể uống rượu nhưng phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc và nên xin ý kiến của bác sĩ khi muốn uống rượu.
Những ảnh hưởng của rượu đến bệnh tiểu đường
-
Uống một lượng rượu vừa phải có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng khi uống một lượng lớn rượu có thể làm hạ đường huyết của bạn một các nguy hiểm. Khi đường máu hạ xuống thấp, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường giải phóng đường glucose được dữ trữ dưới gan. Nhưng rượu ức chế quá trình này khiến cho đường huyết hạ xuống thấp. Và người uống rượu thường sẽ ít ăn nên càng dễ bị hạ đường máu hơn. Nguy hiểm hơn là 2 tình trạng say rượu và hạ đường máu có các biểu hiện gần giống nhau (mệt mỏi, đau đầu, run tay), nên người tiểu đường nếu say rượu có thể không phân biệt được để có cách xử trí kịp thời.
-
Nếu đang tiêm insulin hoặc uống thuốc nhóm sulfamide mà uống rượu (nhưng lại không ăn, ăn ít hoặc bị nôn mửa), bệnh nhân sẽ rất dễ bị hạ đường máu.
-
Việc uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị các biến chứng do tiểu đường, nhất là biến chứng tim mạch (do làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng cân)
-
Rượu cũng có thể làm bệnh nhân sao lãng, quên hoặc bỏ uống thuốc, bệnh nhân uống rượu nhiều có thể bị sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ...
Tác động của rượu đến với bệnh tiểu đường
Những lời khuyên khi uống rượu dành cho người tiểu đường
- Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị/ngày.
- Trước khi uống rượu, người tiểu đường nên ăn thức ăn có tinh bột để tránh tình trạng hạ đường máu. Không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Sau khoảng 1 giờ uống rượu, nên tự kiểm tra lượng đường trong máu để biết được mình đang tăng hay hạ đường trong máu, từ đó sẽ có những biện pháp phòng ngừa và xử trí thích hợp.
- Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên theo dõi huyết áp và cân nặng đều đặn. Nếu như thấy tăng (đặc biệt là chỉ số huyết áp) nên ngừng uống rượu.
- Nếu như có uống, tốt nhất nên uống loại rượu vang nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, việc thường xuyên uốgn rượu vang với số lượng vừa phải có thể hỗ trợ ổn định mỡ máu và bảo vệ tim mạch.
- Không được uống rượu và bia trong trường hợp bù đắp lại lượng nước bị mất khi đổ mồi hôi do tập luyện thể dục thể thao.
- Nếu thấy đường máu tăng cao hoặc không giảm được cân nặng mà không có lý do rõ ràng, phải nghĩ đến nguyên nhân do rượu và phải hạn chế hoặc bỏ luôn rượu.
- Nếu là những tình huống phải bắt buộc uống rượu, người tiểu đường trước đó nên uống 2 viên Viên tiểu đường DK Betics Gold để hỗ trợ kiểm soảt đường huyết.
Viên tiểu đường DK Betics Gold
>>> Xem thêm: Viên tiểu đường DK Betics Gold hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Tóm lại, người tiểu đường không phải không được uống rượu, nhưng nên tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo cho sức khoẻ nói chung cũng như hiệu quả điều trị của bệnh tiểu đường, Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc Viên tiểu đường DK Betics Gold, quý khách hàng có thể trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ!
Tư vấn miễn phí: 0985 589 001
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)
Xem thêm