8 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN SỐNG CHUNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường không đáng sợ như mọi người vẫn thường nghĩ. Hãy cùng DK Betics tham khảo qua 8 lời khuyên có thể giúp bạn sống chung với bệnh tiểu đường dưới đây nhé!

1. Kiểm soát chế độ ăn 

Kiểm soát chế độ ăn là những mấu chốt để kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Carbohydrate bao gồm các chất đường, tinh bột và chất xơ. Trong khi chất xơ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu thì ngược lại, đường và tinh bột chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng vọt sau những bữa ăn.

Một chế độ ăn dư thừa đường bột sẽ khiến cho tuyến tuỵ phải hoạt động "hết công suất" để tiết ra insulin chuyển hoá lượng đường trong máu. Lâu dần, cơ thể sẽ bị thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Chính vì thế, giảm lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng chính là đang giảm lượng đường trong máu. Tránh lạm dụng đường tinh luyện cũng như những sản phẩm chế biến sẵn.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường bột

>>> Xem thêm: 10 loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế

Ăn nhiều các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ. Trong các loại rau củ còn chứa hàm lượng vitamin và các chất khoáng rất tốt cho cơ thẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 1 số loại rau củ và trái cây cũng chứa nhiều tinh bột và đường như khoai tây, khoai lang, chuối chín, sầu riêng, mít.... Hãy cố gắng cân bằng giữa các loại thực phẩm với nhau để có được chế độ ăn lành mạnh.

Ăn nhiều các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ

>>> Xem thêm: 10 loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường

2. Uống đủ nước

Việc cung cấp đủ nước hàng ngày cũng góp phần giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, bởi chúng có khả năng hoà tan và làm loãng lượng glucose trong máu, khiến đường huyết giảm 1 cách tự nhiên.

Hầu hết chúng ta thường được khuyên nên uống 2 lít nước/ ngày, tuy nhiên đó chỉ là con số trung bình. Lượng nước trung bình mỗi ngày chúng ta cần uống được tính theo công thức sau:

Lượng nước uống cơ bản hàng ngày (lít) = cân nặng (kg) x 0.03 lít

Ví dụ, đối với người 50kg cân nặng thì lượng nước cơ bản cần uống mỗi ngày là:

50 (kg) x 0.03 lít = 1.5 lít.

Vậy mỗi ngày bạn cần bổ sung cho cơ thể 1.5 lít nước.

Uống đủ nước

3. Không bỏ bữa sáng

Người tiểu đường nên hạn chế việc bỏ bữa sáng. Với thói quen ăn bữa sáng hàng ngày, giúp bạn giảm bớt nguy cơ hạ đường huyết và tránh tăng đường huyêt tăng quá cao sau ăn. 

Không bỏ bữa sáng

4. Đảm bảo giấc ngủ ngon

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với chúng ta, không riêng gì với người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đa số người mắc tiểu đường thường than phiền rằng họ hay gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Nếu như bạn đang mắc bệnh tiểu đường, hãy thử 1 vài mẹo sau để có 1 giấc ngủ ngon nhé:

  • Ngủ trong 1 không gian tối và thoải mái
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá trước khi ngủ
  • Duy trì đồng hồ sinh học ngủ và thức cùng 1 thời điểm mỗi ngày, ngay cả cuối tuần
  • Không tiếp xúc với các thiết bị điện tưr trước khi ngủ ít nhất 30 phút. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này được chứng minh làm giảm sự sản sinh melatonin, hormone giúp điều hoà giấc ngủ.

Đảm bảo giấc ngủ ngon

>>> Xem thêm: Vòng luẩn quẩn giữa bệnh tiểu đường và giấc ngủ

5. Tập luyện thể dục thể thao

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, việc tập thể dục giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách tăng độ nhạy cảm với insulin và tăng khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng của cơ thể.

Nếu bạn là một người ít vận động, hãy bắt đầu bằng những hình thức tập luyện đơn giản với cường độ nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tập luyện thể dục thể thao

>>> Xem thêm: Gợi ý 5 bài tập được khuyến khích cho người tiểu đường

6. Nâng cao sức khoẻ tinh thần

Không chỉ sức khoẻ thể chất, mà sức khoẻ tinh thần cũng cần được quan tâm đối với người bệnh tiểu đường. Khi bạn căng thẳng, lượng insulin sẽ có xu hướng giảm, nhiều đường glucose được giải phóng từ gan vào trong máu dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao. Nếu tình trạng nặng, hiện tượng này có thể kéo dài đến 8 giờ đồng hồ.

Đi dạo, nghe nhạc, thiền.... hoặc làm bất cứ việc gì bạn cảm thấy thoải mái để giảm bớt tình trạng stress và căng thẳng.

Nâng cao sức khoẻ tinh thần

>>> Xem thêm: Mối liên hệ giữa stress và tiểu đường

7. Thăm khám sức khoẻ định kỳ

Bạn nên đi thăm khám sức khỏe ít nhất 1 tháng 1 lần để bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị và chăm sóc tại nhà, liệu có cần thay đổi gì trong ăn uống, vận động hay bổ sung các loại thuốc để cải thiện kết quả điều trị hơn không.

Không chỉ khám lâm sàng, mà người bệnh tiểu đường còn có thể cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát biến chứng đái tháo đường nếu bác sĩ phát hiện thấy những biểu hiện nguy cơ, tránh được những hệ luỵ nghiêm trọng do các biến chứng gây ra.

Thăm khám sức khoẻ định kỳ

>>> Xem thêm: Biến chứng tiểu đường: Nỗi ám ảnh đang rình rập sức khoẻ bạn

8. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ đường huyết

Tiểu đường chỉ đáng sợ khi và chỉ ki lượng đường huyết trong cơ thể của chúng ta không được kiểm soát tốt. Chính vì thế, nếu chúng ta tìm kiếm được phương pháp hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn thoát khỏi các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường được nhắc đến phía trên. Ngay cả việc sử dụng thuốc tây cũng không thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường, mà cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà thôi. 

Nhưng vì là bệnh mãn tính, đồng nghĩa với việc phải sử dụng thuốc cả đời, nên xu hướng hiện nay được nhiều người bệnh quan tâm là tìm kiếm giải pháp từ thảo dược thiên nhiên để sử dụng kèm, hạn chế các ảnh hưởng lên gan và thận khi dùng thuốc lâu dài. 

PGS. TS Trần Văn Ơn - Nguyên trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội là nhà khoa học đã phát hiện loài dây thìa canh tại Việt Nam và cũng là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới phát hiện ra loài dây thìa canh lá to, mở ra cơ hội cho thảo dược thiên nhiên trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. 

Đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ dây thìa canh lá to" đã được Bộ Y tế nghiệm thu theo quyết định 3548/QĐ-BYT, chứng minh rằng dây thìa canh lá to với hiệu quả hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết GẦN GẤP 2 LẦN so với dây thìa canh lá nhỏ được phát hiện trước đó.

Biến chứng của bệnh tiểu đường: Nỗi ám ảnh đang rình rập sức khoẻ của bạn

Đề tài khoa học "Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ tiểu đường từ dây thìa canh lá to"

Chính vì thế, PGS. TS Trần Văn Ơn đã ĐỘC QUYỀN chuyển giao kết quả của đề tài nghiên cứu cho Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) sản xuất thành Viên tiểu đường DK BETICS và DK BETICS GOLD. Và Dược Khoa cũng là đơn vị DUY NHẤT sở hữu nguồn nguyên liệu dây thìa canh và dây thìa canh lá to đạt chuẩn GACP - WHO do Cục Quản lý Y dược cổ truyền của Bộ Y tế thẩm định và trồng theo định hướng Organic, bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho đừng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Biến chứng của bệnh tiểu đường: Nỗi ám ảnh đang rình rập sức khoẻ của bạn

Sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS và DK BETICS GOLD

Hy vọng với 8 lời khuyên trên, người bệnh tiểu đường có thể áp dụng và sống chung vui khoẻ cùng với "người bạn này". Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý độc giả có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn!

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng