ĐÃ THỬ NHIỀU CÁCH NHƯNG ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG HẠ VÌ LÝ DO NÀY

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi là "Vì sao đã thử nhiều phương pháp điều trị nhưng chỉ số đường huyết vẫn luôn ở mức cao và không hạ xuống?". Vậy hãy cùng DK Betics tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết dưới đây nhé!

Đa số khi nhắc về bệnh tiểu đường, mọi người thường sẽ nhắc đến chức năng kiểm soát đường huyết của insulin được tiết ra từ tế bào beta đảo tuỵ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, "gan" cũng đóng vai trò trong việc chuyển hoá đường trong cơ thể của chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường và chức năng của gan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chức năng của gan bị suy giảm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tại Cộng hoà Liên Bang Đức, khoảng 70% bệnh nhân tiểu đường đồng thời bị gan nhiễm mỡ, một phần do tác dụng phụ của thuốc tây lâu dài. Tăng men gan - cụ thể là GGT - một loại men gan khó giảm, được ghi nhận ở nhiều bệnh nhân tiểu đường, mặc dù họ không mắc siêu vi, không sử dụng bia rượu hoặc chất béo.

Mối quan hệ giữa chức năng gan và lượng đường trong máu

Sau khi ăn, tinh bột trong thức ăn sẽ được chuyển hoá thành glucose, và lập tức được đưa vào máu. Chính lúc này, tuyến tuỵ sẽ nhận được tín hiệu lượng đường trong máu đang tăng cao và bắt đầu tiết ra insulin để đưa glucose từ máu vào trong tế bào, chuyển hoá tạo thành năng lượng hoạt động cho cơ thể. Khi cơ thể đã được cung cấp đầy đủ năng lượng nhưng lượng đường trong máu vẫn chưa được sử dụng hết sẽ được dự trữ tại gan dưới dạng glycogen.

Ở người gặp trường hợp tăng men gan, tức là chức năng của gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến việc điều tiết glycogen, giải phóng glycogen ngay cả trong trường hợp không cần thiết. Đây chính là lý do khiến cho nhiều người bệnh sử dụng thuốc đều đặn, ăn uống kiêng khem nhưng vẫn khó để kiểm soát được lượng đường trong máu.

Men gan cao - tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường

Men gan cao khiến cho đường huyết tăng cao hoặc không ổn định, nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường. Men gan GGT càng tăng cao, mức độ viêm tấy trong gan càng trầm trọng, hậu quả dẫn đến các biến chứng do tiểu đường ở thần kinh, tim mạch, sinh dục... càng dễ xảy ra hơn nữa. Chính vì thế, ở người mắc bệnh tiểu đường cần phải theo dõi thêm cả men gan (đặc biệt là GGT) và chức năng gan để quá trình kiểm soát đường huyết được hiệu quả.

Người tiểu đường cần phải tầm soát men gan và chức năng gan

Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của dây thìa canh

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí MedlinePlus năm 2010 trên người tiểu đường tuýp 2 ở Ấn Độ đã được đưa vào nghiên cứu và chia thành 2 nhóm.

Sau 3 tháng sử dụng 500mg dây thìa canh, đường huyết lúc đói (giảm từ 10,5 mmol/L xuống 9,0 mmol/L) và đường huyết sau ăn (giảm từ 15,2 mmol/L xuống 12,0 mmol/L). HbA1c cũng giảm dần từ 9,6% xuống 8,6%.

Đồng thời độ kháng insulin cũng giảm, tái tạo tế bào đảo tuỵ làm tăng tiết insulin. Nghiên cứu cũng cho kết quả nồng độ men gan giảm, cho thấy chức năng gan khoẻ mạnh hơn.

Dây thìa canh (tên khoa học: Gymnema sylvestre)

>>> Tìm hiểu tác dụng của dây thìa canh với bệnh tiểu đường

>>> Tìm hiểu về tác dụng vượt trội của dây thìa canh lá to

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm kiến thức dành cho những người mắc bệnh tiểu đường đã sử dụng nhiều phương pháp nhưng đường huyết vẫn tăng cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp với tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn nhé!


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng