NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ THAY CƠM ĐỂ VỪA NGON VỪA KHÔNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT
Đối với người Việt Nam, cơm trắng là món ăn không thể thay thể trong mỗi bữa cơm hàng ngày. Nhưng đối với người mấc bệnh tiểu đường, cơm trắng lại vô tình trở thành yếu tố khiến đường huyết tăng cao nếu ăn không đúng cách. Vậy người tiểu đường nên ăn gì thay cơm để vừa ngon lại vừa không tăng đường huyết?
Cơm được làm từ gạo, trong cơm có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng tinh bột và protein là hai thành phần chiếm hàm lượng chủ yếu. Hàm lượng chất xơ không nhiều, tuỳ vào từng loại gạo mà tỷ lệ của các thành phần sẽ khác nhau.
Thông thường, 1 chén cơm trắng 100g cung cấp khoảng 130 calo bao bao gồm 28g carbs, 2,7g protein, 0,4g chất béo, 0,4g chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác như natri, kali.
Thành phần dinh dưỡng có trong 1 bát 100g cơm trắng
Cơm trắng ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số đường huyết của người tiểu đường?
Khi mắc bệnh tiểu đường, đồng nghĩa lượng đường trong máu luôn cao hơn so với người bình thường bởi vì tình trạng thiếu hụt hoặc đề kháng với hormone insulin dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường trong máu.
Chỉ số đường huyết của cơm trắng là 83 (GI = 83), thuộc nhóm chỉ số đường huyết cao. Thực phẩm thuộc nhóm này là những thực phẩm tiêu hoá, hấp thu và chuyển hoá rất nhanh dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu. Nếu vẫn cứ giữ chế độ ăn cơm trắng như lúc chưa mắc tiểu đường sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột sau các bữa ăn, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh tiểu đường.
Cơm trắng thuộc nhóm có chỉ số đường huyết cao
>>> Xem thêm: Chỉ số GI trong thực phẩm
Thực phẩm thay thế cơm trắng tốt cho người tiểu đường
Vậy thì người tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng để vừa ngon vừa không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết?
1. Gạo lứt
Gạo lứt là một trong những thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng, không chỉ có ích cho bệnh tiểu đường mà còn hỗ trợ cho các bệnh mãn tính khác nữa. Gạo lứt có chỉ số đường huyết là GI = 45, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, được khuyến khích tăng cường sử dụng để tránh đường huyết tăng đột ngột sau các bữa ăn.
Gạo lứt là thực phẩm hàng đầu được khuyên dùng cho người tiểu đường
Gạo lứt là gạo nguyên cám giàu chất xơ. So với gạo trắng, hàm lượng protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong gạo lứt cao hơn nhiều. Tuy nhiên, vì lớp vỏ bên ngoài khá dày nên khi ăn gạo lứt cần chú ý nhai chậm để hỗ trợ dạ dày.
Vitamin nhóm B, protein, crom, chất chống oxy hoá có trong gạo lứt thúc đẩy quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng giúp ổn định đường huyết, giảm tỷ lệ đường trong máu. Đồng thời, trong gạo lứt còn chứa magie - một khoáng chất cần thiết để kích thích sản sinh insulin.
Không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết, gạo lứt còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm cân, kiểm soát cân nặng. Thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt sẽ giúp người tiểu đường có cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn của cơ thể.
2. Yến mạch
Băn khoăn trong việc lựa chọn người tiểu đường nên ăn gì thay cơm thì yến mạch cũng là một lựa chọn. Tương tự như gạo lứt, yến mạch cũng có một màng nguyên chất, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, yến mạch có ưu điểm là dễ tan trong nước. Người tiểu đường có thể lựa chọn nấu cháo với yến mạch hoặc ăn kèm với trái cây, sữa chua... để chế độ ăn hàng ngày đa dạng, đỡ nhàm chán.
Yến mạch được khuyến khích sử dụng thay cho cơm trắng
Lưu ý: Người tiểu đường không nên sử dụng các loại yến mạch ăn liền đã chế biến sẵn, thêm gia vị, tránh làm ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể.
3. Ngô (bắp)
Ngô chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể như omega 3, omega 6. Đây cũng là loại thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể thay thế cho cơm trắng trong các bữa cơm hàng ngày.
Người tiểu đường có thể dùng ngô thay cho cơm trắng
4. Khoai lang
Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm chứa tinh bột nhưng khác với cơm trắng vì đây là tinh bột kháng đường, dung nạp vào cơ thể sẽ không khiến đường huyết tăng cao. Ngoài ra, trong khoai lang còn có chất làm tăng khả năng sản sinh insulin để tăng chuyển hoá đường trong máu. Nên chọn sử dụng khoai lang luộc vì chỉ số đường huyết thấp từ 44 đến 46. Không nên chiên hoặc rán, vì lúc này chỉ số đường huyết sẽ rất cao từ 75-82, không tốt cho người tiểu đường.
Người tiểu đường có thể thay cơm bằng khoai lang luộc
Ngoài việc tìm hiểu các thực phẩm có thể thay thế cho cơm trắng, người tiểu đường có thể lựa chọn những sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm các nguy cơ biến chứng của tiểu đường.
Viên tiểu đường DK BETICS GOLD với thành phần từ 100% dây thìa canh lá to, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gần gấp 2 lần so với dây thìa canh lá nhỏ.
>>> Xem thêm: Sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS GOLD
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS GOLD, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ tư vấn và hỗ trợ!
- Hotline: 0985 589 001
- Fanpage: https://www.facebook.com/tieuduongdkbetics.vn/
- Website: https://tieuduongdkbetics.vn/
- Email: tieuduongdkbetics@gmail.com
Tư vấn miễn phí: 0985 589 001
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)
Xem thêm