BẬT MÍ 5 TÁC DỤNG CỦA DÂY THÌA CANH ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Dây thìa canh là loại dây leo, có nguồn gốc tại Ấn Độ. PGS. TS Trần Văn Ơn là nhà khoa học đã phát hiện ra Dây thìa canh tại Việt Nam, mang về sàng lọc và nghiên cứu. Từ những thí nghiệm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tác dụng của dây thìa canh đối với cơ thể vô cùng hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được bật mí 5 tác dụng của dây thìa canh đối với sức khoẻ của chúng ta nhé!

Dây thìa canh (tên khoa học: Gymnema sylvestre) thuộc họ Apocynaceae, còn có tên gọi là dây muôi hay loã ti rừng. vì khi quả chín rụng xuống tách làm đôi giống như hai chiếc thìa. Cây có vị đắng, tính hàn, vào kinh phế, tỳ, thận. Các bộ phận của cây như thân, lá, hoa, rễ đều có tác dụng làm giảm đường huyết, trị tiểu đường, phong thấp, tê bì, chỉ thống, tiêu thũng...

Dây thìa canh (Gymnema sylvestre)

Nguồn gốc của dây thìa canh

Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ, dược điển Ấn Độ ghi lại Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ là Gumar) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh "nước tiểu ngọt như mật", Loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Patacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. 

Tại Việt Nam, loại dây thìa canh được phát hiện vào năm 2006 bởi PGS. TS Trần Văn Ơn - Nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật tại Đại học Dược Hà Nội. Ban đầu dây thìa canh được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. 

PGS. TS Trần Văn Ơn - Nhà khoa học đã phát hiện dây thìa canh tại Việt Nam

5 tác dụng của dây thìa canh đối với cơ thể

Các bộ phận khác nhau như cây dây thìa canh có những đặc tính khác nhau nên được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau. Hãy cùng DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh tìm hiểu các tác dụng của dây thìa canh đối với sức khoẻ của chúng ta nhé!

1. Tác dụng của dây thìa canh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) công bố vào năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người đang mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn có độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển của thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% người trường thành mắc đái tháo đường nhưng chưa được chẩn đoán.

Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7.1%, tương đương với khoảng 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường.

Tiểu đường là một bệnh chuyển hoá đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả. Theo nghiên cứu của PGS. TS Trần Văn Ơn - Nguyên trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội về tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. Ex Schult) ở Việt Nam được đăng trên tạp chí Dược học số 11/2208 đã cho thấy dây thìa canh nguồn gốc Việt Nam cũng có tác dụng hạ đường huyết tương tự dây thìa canh có nguồn gốc ở nhiều nước khác. 

Tác dụng của dây thìa canh trong việc hạ đường huyết nhờ vào hoạt chất GS4 (Tên khoa học Gymnema Sylvestre kiềm hoá ở lần thứ 4) gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid, theo các cơ chế:

  • Ức chế hấp thư đường ở ruột do có cấu trúc phân tử giống với đường glucose, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh thụ thể với glucose tại ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu 
  • Kích thích tế bào beta đảo tuỵ, nhờ đó tăng sinh insulin, tăng hoạt lực của insulin. Insulin là hormon duy nhất giúp giảm lượng đường trong máu.
  • Ức chế gan tân tạo đường vào máu, đồng thời kích hoạt các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó đem lại hiệu quả hỗ trợ giảm đường huyết.

Tác dụng của dây thìa canh trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường

2. Tác dụng của dây thìa canh trong việc hạ mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Tăng lipid máu là nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch và các rối loạn liên quan như bệnh động mạch vành. Giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Acid gymemic trong dây thìa canh còn có tác động lên việc chuyển hoá lipid, có khả năng bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể theo đường phân. 

Nghiên cứu trên chuột với chế độ ăn nhiều chất béo cho thấy rằng chiết xuất dây thìa canh giúp duy trì cân nặng và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan. Chiết xuất của lá dây thìa canh có khả năng điều trị bệnh béo phì tương đương với thuốc atorvastatin (một thuốc hạ lipid máu thuộc nhóm statin, ức chế cạnh tranh với HMG-CoA, ngăn cản chuyển HMG-CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesterol). Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá dây thìa canh có triển vọng rất tốt trong việc giảm mức cholesterol và là một loại thảo dược hiệu quả cho bệnh béo phì.

Tác dụng của dây thìa canh trong việc hạ mỡ máu (Hình ảnh minh hoạ)

3. Tác dụng của dây thìa canh trong việc chống viêm

Viêm là một phần trong hệ thống phản ứng sinh học của các mô với những kích thích có hại, như là các mầm bệnh, tế bào bị tổn thương, hoặc chất gây kích ứng. Viêm đóng vai trò quan trọng trong qua trình chữa bệnh của cơ thể. Một số chứng viêm là tốt, chẳng hạn như viêm bảo vệ bạn khỏi các vi sinh vật gây hại trong trường hợp bị thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa nồng độ đường huyết cao và sự gia tăng của các dấu hiệu viêm ở động vật và con người. Dây thìa canh có tác dụng giảm hấp thu đường trong ruột cũng giúp giảm viêm do ăn quá nhiều đường. Tác dụng của dây thìa canh trong việc chống viêm nhờ vào thành phẩn tannin và saponin, là những hợp chất thực vật có lợi. Lá dây thìa canh được xem là kích thích miễn dịch, chúng có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch

4. Tác dụng của dây thìa canh trong việc chống dị ứng

Các nghiên cứu cho thấy sở dĩ dây thìa canh có tác dụng trong việc chống dị ứng là nhờ vào hoạt tính của triterpenoids, steroid và saponin glycoside. Các nhà khoa học đã chiết xuất lá dây thìa canh trong nhiều môi trường khác nhau trong vòng 21 ngày để nghiên cứu về khả năng chống dị ứng trên chuột bạch. Kết quả cho thấy nhóm được điều trị bằng chiết xuất dầu ether làm giảm sưng chân đáng kể.

5. Tác dụng của dây thìa canh trong việc kháng khuẩn

Nghiên cứu của Beverly C. David (Ấn Độ) và cộng sự (2013) cho thấy dây thìa canh có tác dụng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn của dây thìa canh và acid gymnemic cũng được nghiên cứu chống lại E. coli và B. cereus. Chiết xuất dây thìa canh cho thấy triển vọng tốt vì một thảo dược để điều trị bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn trong tương lai.

Tác dụng của dây thìa canh trong việc kháng khuẩn (Hình ảnh minh hoạ)

Kết luận

Trên đây là 5 tác dụng của dây thìa canh được đánh giá là nổi bật đối với cơ thể. Trong đó, tác dụng cùa dây thìa canh trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường được các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng sản xuất ra chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường. Đã có khoảng 70 nghiên cứu về tác dụng của dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và con người để chứng minh tác dụng giúp giảm đường huyết của dây thìa canh. 

Hy vọng rằng, bài viết trên có thể cung cấp thêm thông tin về tác dụng của dây thìa canh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề tác dụng của dây thìa canh hoặc bệnh tiểu đường, hãy để tại bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh Tiếp thị và Phân phối miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn giải đáp. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng