7 MẸO GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT TỰ NHIÊN TẠI NHÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC
Nỗi lo lắng của người mắc bệnh tiểu đường chính là làm thế nào để ổn định đường huyết. Vậy hãy cùng DK Betics tìm hiểu nguyên nhân và 7 mẹo giúp giảm đường huyết tự nhiên tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu không ổn định
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu của người tiểu đường không ổn định:
- Kháng insulin: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây khó khăn trong việc ổn định đường huyết ở người mắc đái tháo đường tuýp 2. Kháng insulin nghĩa là insulin hoạt động kém hiệu quả, điều này gây áp lực lên tuyến tuỵ trong việc tăng cường trong việc sản xuất insulin. Lâu dài sẽ khiến tuyến tuỵ trở nên suy kiệt.
- Ăn kiêng quá mức: Người tiểu đường thường lo lắng và ăn uống kiêng khem quá mức khiến cho đường huyết không ổn định, có khi lên cao, có khi hạ thấp.
- Ít vận động: Không hoặc ít vận động, thường xuyên ngồi 1 chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể.
- Căng thẳng: Việc thường xuyên căng thẳng, bồn chồn, cáu gắt... sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
- Mất ngủ: Ngủ không đủ giấc, không ngon giấc, ngủ đêm thường xuyên.... sẽ dễ khiến cơ thể bị stress, dẫn đến việc làm tăng lượng đường trong máu.
2. Những hậu quả khi lượng đường trong máu không ổn định
Đường huyết cao hay đường huyết thấp đều là những mối đe doạ sức khoẻ đối với người mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu ở mức thấp sẽ gặp các cơn hạ đường huyết cấp tính, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngược lại, khi chỉ số đường huyết cao, người tiểu đướng sẽ gặp các tình trạng mệt mỏi, khát nước thường xuyên, tiểu đêm, tê bì chân tay... Về lâu về dài sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm ở mù loà, đau tim, suy thận, đoạn chi....
>>> Xem thêm: Biến chứng của bệnh tiểu đường: Nỗi ám ảnh đang rình rập sức khoẻ của bạn
3. 7 mẹo giúp hạ đường huyết tự nhiên tại nhà không cần dùng thuốc
Đi từ những nguyên nhân khuyến cho đường huyết không ổn định, dưới đây là 7 mẹo giúp ổn định đường huyết tự nhiên tại nhà không cần dùng thuốc.
3. 1 Chế độ ăn uống
Thức ăn, thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Vì vậy, việc ăn gì để đường huyết không tăng đột ngột sau khi ăn là câu hỏi của rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây, DK Betics sẽ gợi ý vài mẹo trong việc xây dựng thực đơn ăn uống cho người tiểu đường:
- Chọn những loại trái cây ít ngọt, không quá chín, hạn chế các loại trái cây sấy khô vì hàm lượng đường rất cao, khiến chỉ só đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn (Gợi ý: 10 loại trái cây tốt cho người tiểu đường)
- Thay thế tinh bột đã tinh chế trong cơm trắng, bún, phở, mì... bằng các loại hạt nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, lúa mì đen....
- Ăn protein nạc từ cá, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế thịt có màu đỏ và nội tạng động vật.
- Tránh xa nguồn chất béo từ mỡ, da động vật; thay vào đó là sử dụng các chất béo tốt có trong dầu oliu, dầu hướng dương, dầu vừng, lạc...
- Chọn sữa ít béo, ít đường hoặc không đường
- Hạn chế bia rượu
Người tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn uống để tránh đường huyết tăng đột ngột sau ăn
>>> Xem thêm: 10 mẹo ăn uống giúp kiểm soát đường huyết
3.2 Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu. Về mặt lâu dài, việc tăng cường luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp làm giảm tình trạng kháng insulin ở người mắc bệnh tiểu đường.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên người tiểu đường nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất bằng các bài tập đơn giản như đi bộ.
Tập thể dục thường xuyên có ích cho việc kiểm soát đường huyết
>>> Xem thêm: 5 bài tập thể dục được gợi ý dành cho người tiểu đường
3.3 Đo đường máu thường xuyên
Việc đo đường huyết thường xuyên, đặc biệt là buổi sáng trước khi ăn sáng, ngay sau bữa ăn và ghi lại các chỉ số giúp người tiểu đường tìm ra nguyên nhân khiến đường huyết biến động để có các biện pháp thích hợp để điều chỉnh, đồng thời tìm ra được phản ứng của cơ thể đối với các loại thức ăn. Từ đó, người tiểu đường sẽ biết được bản thân phù hợp với những loại thức ăn như thế nào, thức ăn nào khiến đường huyết biến động đột ngột để hạn chế.
Người tiểu đường nên tập thói quên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu
3.4 Kiểm soát căng thẳng
Hormone cortisol được giải phóng vào máu khi căng thẳng khiến lượng đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng cao, cần kiểm soát yếu tố nguy cơ này. Một trong những tác động của căng thẳng là khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, dẫn đến giảm tiết insulin - hormone quan trọng trong việc điều hoà lượng đường trong máu.
Người tiểu đường cần kiểm soát căng thẳng để tránh khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn
>>> Xem thêm: Mối quan hệ giữa stress và tiểu đường
3.5 Chú ý đến chất lượng giấc ngủ
Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy của insulin. Không ngủ đủ giấc sẽ làm kích thích cảm giác thèm ăn, khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.
Người tiểu đường nên hạn chế sử dụng các đồ ăn, thức uống kích thích trước khi ngủ như trà, cà phê hoặc hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Giấc ngủ khiến người tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn
>>> Xem thêm: Vòng luẩn quẩn giữa bệnh tiểu đường và mất ngủ
3.6 Duy trì cân nặng
Với người bệnh tiểu đường nếu bị thừa cân hoặc béo phì nên giảm tối thiểu 5 - 10% trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn có vùng bụng lớn, mỡ tạng nhiều, cần tăng cường tập luyện để đốt năng lượng, giảm mỡ tạng sẽ giúp giảm kháng insulin.
3.7 Sử dụng thảo dược ổn định đường huyết
Hiện nay, xu hướng sử dụng các thảo dược trong việc kiểm soát đường huyết ngày càng được nhiều người tiểu đường quan tâm đến. Bởi vì những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc tây, nên người bệnh hướng đến tìm kiểm giải pháp từ thiên nhiên để hỗ trợ bệnh tiểu đường nhiều hơn.
Trong các loại thảo dược, tính đến hiện nay, dây thìa canh được các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực nội tiết - tiểu đường đánh giá là "người bạn tốt" dành cho người tiểu đường. Hơn thế nữa, PGS. TS Trần Văn Ơn - Nguyên trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội phát hiện ra thêm dây thìa canh lá to, được chứng minh nghiên cứu có hiệu quả hạ và kiểm soát đường huyết tốt hơn gần gấp 2 lần so với đây thìa canh lá nhỏ.
Viên tiểu đường DK Betics Gold là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa thành phần từ 100% dây thìa canh lá to đạt chuẩn GACP - WHO do Bộ Y tế kiểm định và chứng nhận, được trồng theo định hướng Organic, đảm bảo chất lượng cho từng hộp sản phẩm đến tận tay của người dùng.
Vùng trồng dây thìa canh lá to đạt chuẩn GACP - WHO và trồng theo định hướng Organic
Viên tiểu đường DK Betics Gold
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm viên tiểu đường DK Betics Gold, quý khách hàng có thể trực tiếp gọi vào tổng đài của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ!
Tư vấn miễn phí: 0985 589 001
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)
Xem thêm