MỐI LIÊN HỆ GIỮA STRESS VÀ TIỂU ĐƯỜNG

Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn lo âu và suy giảm trí nhớ. Hãy cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa stress và tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé!

Gần một nửa số người mắc bệnh tiểu dường rơi vào tình trạng trầm uất do tiểu đường. Đó là trạng thái người bệnh cảm thây sợ hãi, lo âu và bực dọc đi kèm với việc làm thế nào để kiểm soát đường huyết, làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

1. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress khi mắc tiểu đường

Ở mỗi người, mức độ nặng nhẹ của stress sẽ khác nhau, biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Stress ảnh hưởng đến những thay đổi trong cơ thể bạn, những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn. Mặc dù dấu hiệu giữa mọi người sẽ không giống nhau, nhưng họ sẽ phải gặp một trong những biểu hiện chung của căn bệnh trầm cảm.

Ngay chính bạn cũng có thể không cảm nhận được bản thân đang bị stress, nhưng người thân và bạn bè xung quanh có thể giúp bạn nhận ra điều đó. Tính khí thất thường, dễ thay đổi và khó điều tiết cảm xúc chính là những biểu hiện đầu tiên để nhận biết một người có đang bị stress hay không. Bạn phản ứng lại với những việc hết sức đơn giản hàng ngằy bằng cảm xúc phẫn nộ, khó chịu. Những người bị stress thường cảm thấy cô đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc từ người thân và gia đinh, nhưng trên thực tế không phải vậy. Họ chỉ đang tiêu cực hoá những cảm giác vô cùng đơn giản mà thôi. 

Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không thẳng giấc cũng là những biểu hiện cho thấy bạn có thể đang bị stress. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải một số dấu hiệu gợi ý như: rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy hoặc táo bón), hay quên, nhức đầu, cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, thiếu tập trung.....

2. Mối liên hệ giữa stress và bệnh tiểu đường

2.1 Tăng đường huyết

Stress ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người bệnh. Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon căng thẳng như cortisol và adrenaline. Đây là những hormon được tiết ra để cơ thể phản ứng lại với stress, nhưng đây cũng đồng thời kháng insulin, làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. 

Người tiểu đường khi được chẩn đoán mắc bệnh cũng đã căng thẳng, lo lắng về tình trạng bệnh của bản thân. Họ phải chú ý trong việc ăn uống, không biết thức ăn nào sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên, thay đổi lối sống, tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Đó là những nguyên nhân khiến họ dần trở nên bị stress. Họ lo lắng làm thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu, tác dụng phụ của thuốc vã những mũi tiêm. Hơn thế nữa là nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng của bệnh tiểu đường.

2.2 Ăn quá nhiều khi căng thẳng

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon cortisol, có vai trò trong việc chuyển hoá chất béo và carbohydrate nên người bệnh sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn nhằm giải toả căng thẳng, nguyên nhân dẫn đến tăng cân. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 6 lần so với người bình thường, còn nếu đang mắc bệnh tiểu đường sẽ khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết hơn.

2.3 Trầm cảm

Trạng thái căng thẳng có thể gây tác động lớn đến với việc kiểm soát lượng đường trong máu. Trạng thái căng thẳng không chỉ làm tăng mức đường huyết mà còn khiến người bệnh khó tuân thủ lối sống lành mạnh, khoa học hơn.

Người bệnh trầm cảm có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 60% và ngược lại người bệnh đái tháo đường cũng sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm, căng thẳng hơn. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên định kỳ kiểm tra bệnh trầm cảm để kịp thời có phương pháp điều trị.

3. Làm gì để kiểm soát căng thẳng

Đối với người tiểu đường, bác sĩ luôn dặn dò người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kiềng 3 chân nếu như muốn kiểm soát chỉ số đường huyết: sử dụng thuốc đều đặn - ăn uống khoa học - tăng cường tập luyện thể dục thể thao. 

Nguyên tắc kiềng 3 chân để kiểm soát chỉ số đường huyết

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Bởi vì khi đường huyết được kiểm soát nằm trong giới hạn an toàn, người bệnh sẽ không còn thấy lo lắng vì tình trạng bệnh nữa. Từ đó, căng thẳng vì bệnh tiểu đường cũng sẽ được thuyên giảm. 

>>> Xem thêm: Tác dụng vượt trội của dây thìa canh lá to đối với bệnh tiểu đường

Viên tiểu đường DK Betics Gold với thành phần từ 100% dây thìa canh lá to có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ bệnh tiểu đường. Dây thìa canh lá to là thảo dược đầu tiên được nghiên cứu trên thế giới, được đưa vào đề tài khoa học cấp Bộ và chuyển giao cho Công ty Dược Khoa (DK Pharma) sản xuất và phân phối theo quyết định số 3548 & 7772/QĐ-BYT.

Viên tiểu đường DK Betics Gold

>>> Xem thêm: Sản phẩm Viên tiểu đường DK Betics Gold

Thông qua bài viết trên, DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh đã phần nào giúp bạn hiểu được mối quan hệ giữa stress và bệnh tiểu đường, cũng như phương pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết để hạn chế việc căng thẳng do lo lắng tình trạng đường huyết tăng cao. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics VIên tiểu đường từ dây thìa canh, quý độc giả có thể để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ tư vấn và hỗ trợ!

Dây thìa canh lá to Trần Văn Ơn: Thảo dược quý trong y học hiện đại

Dây thìa canh lá to Trần Văn Ơn: Thảo dược quý trong y học hiện đại

Tư vấn MIỄN PHÍ: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng