ĐIỂM DANH 10 MẸO ĂN UỐNG GIÚP KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

Trên thực tế không phải người mắc bệnh tiểu đường nào cũng biết được chế độ ăn hợp lý để lượng đường trong máu luôn được kiểm soát. Vậy hãy cùng tìm hiểu 10 mẹo ăn uống để kiểm soát đường huyết qua bài viết sau nhé!

1. Ăn uống đều đặn

Người tiểu đường không nên bỏ bữa vì có khả năng dẫn đến việc hạ đường huyết. Nhưng ăn quá no cũng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Do vậy, người bệnh tiểu đường cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa để hạn chế việc đường huyết tăng cao quá mức kiểm soát.  

Ngườ tiểu đường nên chia thành nhiều khẩu phần ăn trong ngày

2. Cắt giảm mỡ

Người tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ các chất béo có nguồn gốc động vật, vì đó có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn các loại chất béo chưa bão hoà như dầu oliu, dầu từ hạt cải, những loại sữa tách kem hoặc các sán phẩm sữa ít béo. Và theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm được chế biến ở dạng nướng hoặc hấp sẽ hấp thu tốt hơn ở dạng chiên, rán.

Hạn chế tiêu thụ chất béo có nguồn gốc động vật

3. Chọn lựa carbohydrate, chất béo lành mạnh

Tất cả các loại carbohydrate đều có ảnh hưởng đến nồng độ của đường ở trong máu. Chính vì thế, điều quan trọng là người bệnh phải biết được loại carbohydrate nào lành mạnh.

Một số nguồn carbohydrate lành mạnh như:

  • Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch....
  • Trái cây
  • Rau
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng...
  • Sữa như sữa chua không đường, sữa không đường.

Người tiểu đường nên lựa chọn carbohydrate lành mạnh

Chất béo lành mạnh có trong các loại hạt không tẩm thêm muối, quả bơ, dầu cá, dầu oliu, dầu hạt cải và dầu hướng dương. Một số loại chất béo bão hoà có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chủ yếu có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc chế biến sẵn như:

  • Thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn
  • Mỡ lợn
  • Bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng.

Người tiểu đường nên lựa chọn chất béo lành mạnh

4. Ăn nhiều đậu

Đậu đặc biệt là đậu xanh, đậu lăng, đậu tây là nguồn thực phẩm chứa ít chất béo, giàu chất xơ hoà tan, hơn nữa lại không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu, có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol. Hãy thử chế biến các loại súp hay salad từ các loại đậu và thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày nhé!

Người tiểu đường nên ăn nhiều đậu

5. Ăn nhiều cá

Cá là thực phẩm giàu omega 3 (một loại chất béo chưa bão hoà) rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến mạch cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cố gắng ăn ít nhất 2 phần cá hoặc dầu cá vào mỗi tuần, ví dụ như cá thu, cá hồi hoặc cá mồi.

Người tiểu đường nên ăn nhiều cá

6. Ăn nhiều trái cây và rau quả

Trái cây và rau là nguồn thực phẩm cực kỳ tốt dành cho người tiểu đường. Người tiểu đường nên ăn nhiều rau và trái cây nhiều hơn vào bữa chính và cũng như bổ sung vào bữa ăn nhẹ trong ngày nếu đói. Đây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ mà cơ thể cần hàng ngày.

Người tiểu đường nên ăn nhiều trái cây và rau quả

7. Cắt giảm đường

Bị bệnh tiểu đường không đồng nghĩa với việc bạn phải cắt giảm đường hoàn toàn. Đường là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Người tiểu đường phải sử dụng đường với liều lượng hợp lý hoặc sử dụng các chất ngọt khác thay thế cho đường.

  • Nên ăn trái cây thay vì uống nước ép
  • Dùng nước lọc, thức uống không có vị ngọt
  • Dùng nước ép từ các loại quả mọng như nho, nhãn, chôm chôm... để tạo vị ngọt cho sữa, sữa chua thay vì thêm đường hay sữa đặc, sữa tươi có đường
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn hầm nhừ vì chúng chứa nhiều đường bổ sung, đồng thời, khi nào cơ thể, đường hấp thụ ngay nên khiến đường huyết tăng nhanh.

Người tiểu đường nên cắt giảm lượng đường cơ thể hấp thu mỗi ngày

8. Giảm muối

Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Cố gắng hạn chế tối đa 6g (một thìa cà phê) muối mỗi ngày. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều muối đồ khô, trứng muối, các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn.

Người tiểu đường nên cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày

9. Uống bia rượu hợp lý

Bia, rượu táo, rượu vang đều là những thức uống có thể tốt cho sức khỏe nếu dùng với lượng hợp lý. Ở phụ nữ, giới hạn cho phép dùng là 50 - 75 ml và nam giới trong khoảng 75 - 100 ml. Tuy nhiên, không nên uống lúc đói hoặc khi đang dùng insulin hoặc thuốc vì sẽ gây hạ đường huyết. 

Người tiểu đường nên hạn chế và uống bia rượu một cách hợp lý

10. Sử dụng đồ ăn nhẹ một cách thông minh

Nếu muốn ăn nhẹ, bệnh nhân tiểu đường có thể chọn sữa chua, các loại hạt, trái cây và rau không tẩm thêm muối. Không nên dùng các thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy và sôcôla… làm bữa nhẹ. Đặc biệt, cần chú ý đến khẩu phần ăn của bạn để duy trì cân nặng của mình.

Người tiểu đường nên sử dụng đồ ăn nhẹ một cách thông minh

Hy vọng bài viết trên sẽ bổ sung vào cẩm nang của người tiểu đường 10 mẹo ăn uống để kiểm soát đường huyết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ tư vấn và hỗ trợ!

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc các kiến thức liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn!


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng