UỐNG DÂY THÌA CANH CÓ MẤT NGỦ KHÔNG? SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO?

Dây thìa canh hiện nay được các nhà khoa học đánh giá là "bạn tốt" dành cho người tiểu đường. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một người bệnh tiểu đường gặp phải tình trạng mất ngủ khi sử dụng dây thìa canh. Vậy uống dây thìa canh có mất ngủ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về dây thìa canh 

Dây thìa canhdây muôi hay loã ti rừng (tên khoa học: Gymnema sylvestre) là một loài cây thân thảo thuộc chi Loã ti (Gymnema), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), bộ Long đởm (Gentianales), phân lớp Bạc hà (Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

Dây thìa canh vào 2000 năm trước đã được sử dụng tại Ấn Độ với tên gọi gumar - nghĩ là "kẻ huỷ diệt đường", dùng để chữa bệnh "nước tiểu ngọt như mật", ngày nay chính là bệnh tiểu đường hay đái tháo đường.

Dây thìa canh (tên khoa học: Gymnema sylvestre)

Dây thìa canh là loại dây leo 6-10m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8-12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5-8mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8mm rộng 12-15mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5 cm. rộng ở nửa dưới; hạt hẹp, lông mao dài 3cm.

Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.

2. Tác dụng của dây thìa canh với tiểu đường

Hoạt chất chính trong đây thìa canh chính là các acid gymnemic, với cơ chế tác dụng là tăng cường sản xuất và tăng cường hoạt lực của insulin tại tế bào beta đảo tuỵ. Insulin chính là hormone làm ức chế chuyển hoá glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu như cơ thể gặp phải vấn đề không thể sản sinh hoặc thiếu hụt insulin sẽ dẫn đến tình trạng glycogen không ngừng chuyển hoá và đưa một lượng lớn gluccose vào máu dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao.

Bên cạnh đó, bởi vì acid gymnemic có cấu trúc hoá học tương tự với phân tử đường glucose, nên khi vào ruột sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh thụ thể, từ đó khiến cho các glucose không thể đi vào máu được. Chính vì thế, sẽ hỗ trợ ức chế hấp thu glucose ở ruột, dẫn đến hạ đường huyết.

Ngoài ra, dây thìa canh còn có tác dụng tăng đào thải cholesterol và giảm mỡ máu. Cho nên, việc sử dụng dây thìa canh sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết và mỡ máu ở người bị cả 2 bệnh tiểu đường và mỡ máu cao.

Cơ chế tác dụng của dây thìa canh

3. Tiểu đường có gây mất ngủ không?

Tiểu đường là bệnh mạn tính gây ra sự gián đoạn trong quá trình chuyển hoá đường (glucose), dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường. Sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày, chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát căng thẳng đều hướng đến cùng một mục tiêu chính là giữ cho mức đường huyết luôn luôn ổn định. 

Bệnh tiểu đường (còn có tên gọi khác là đái tháo đường)

Trong các nghiên cứu tại tạp chí Clin Endocrinol Metab của Mỹ năm 2020, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến việc chỉ số đường huyết tăng cao. Nhưng ngược lại, người mắc bệnh tiểu đường lại khó đi vào giấc ngủ, thường buồn ngủ vào ban ngày, chất lượng giấc ngủ kém, khó có được giấc ngủ sâu hơn với người bình thường. Trong 11.320 người được nghiên cứu, khoảng 39% (hơn 4.414 người) mắc bệnh tiểu đường bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.

Theo các nhà khoa học, tiểu đường và giấc ngủ có liên hệ với nhau bởi vì khi lượng đường huyết tăng cao có thể làm tăng cảm giác khát và đi tiểu. Việc đi tiểu thường xuyên làm cho giấc ngủ bị gián đoạn. Còn đối với những người bị hạ đường huyết, họ thường bị dổ mồ hôi, đánh trống ngực và mơ màng. Chính những cảm giác này khiến họ khó đi vào giấc ngủ. 

Khi ngủ không đủ giấc. nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng, làm giảm mức độ leptin (hormone cảm giác đói) và tăng mức độ ghrelin (hormone đói). Sự rối loạn nội tiết tố này cũng dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn, dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và mất ngủ

4. Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, có rất nhiều người bệnh tìm đến các giải pháp từ thảo dược thiên nhiên với hy vọng giảm dần được việc phụ thuộc vào tây y. Vì tiểu đường là một bệnh lý mãn tính, đồng nghĩa với việc phải sử dụng thuốc cả đời, điều này có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận.... Ngay cả việc sử dụng thuốc tây cũng chỉ hỗ trợ kiểm soát đường huyết chứ không hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Rất nhiều người bệnh đã nhầm lần việc sử dụng thuốc tây có thể trị bệnh tiểu đường.

Trong đó, dây thìa canh được các chuyên gia đánh giá là "bạn tốt" dành cho người tiểu đường trong việc hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết. Nhưng trong thực tế, vẫn có một số người bị mất ngủ do uống dây thìa canh. Vậy uống dây thìa canh có mất ngủ không? Uống dây thìa canh không gây mất ngủ. Các thành phần trong dây thìa canh là các thảo dược có tính chất làm dịu và an thần, giúp cơ thể và tâm trí thư giãn hơn. Tuy nhiên, hiệu quả có thể khác nhau đối với mỗi người.

Vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng uống dây thìa canh gây ra chứng mất ngủ. Việc mất ngủ có thể là hệ quả của việc lượng đường trong máu tăng cao, hay tâm lý căng thẳng khi biết rằng mình đang mắc bệnh tiểu đường.

5. Kết luận

Hy vọng với bài viết trên, người đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn về việc "Uống dây thìa canh có mất ngủ không?". Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc thảo dược dây thìa canh, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn giải đáp thắc mắc và hỗ trợ.

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng