4 LƯU Ý TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Trong 1 chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường cần có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm có tinh bột, chất xơ, chất béo và muối. Hãy cùng DK Betics tìm hiểu vai trò của những nhóm chất này đối với người tiểu đường thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Carbohydrat

Tất cả chúng ta đều cần carbohydrat (carbs), kể cả những người mắc bệnh tiểu đường. Carbs là nguồn thực phẩm cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phân huỷ carbs thành glucose (đường), cung cấp năng lượng cho các tế bào. Glucose sẽ di chuyển vào trong máu và khiến lượng đường trong máu tăng lên. 

Đối với người bình thường, tuyến tuỵ sẽ tiết ra insulin để đưa glucose vào tế bào, điều hoà lượng đường trong máu, giúp hạ đường huyết. Nhưng đối với người mắc bệnh đái tháo đường, tuyến tuỵ gặp vấn đề trong việc sản xuất insulin hoặc do insulin hoạt động không hiệu quả, không đưa được glucose vào tế bào. Việc này dẫn đến glucose sẽ đi vào máu, làm cho lượng đường trong máu tăng cao. 

Một số loại carbohydrate đơn giản như đường mía, đườn sữa... không tốt cho sức khoẻ của người tiểu đường, khiến cho lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn. Những tiểu đường nên lựa chọn các loại carbohydrate phức tạp có trong các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt,,,. bởi vì carbohydate phức tạp sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hoá, nên sẽ không làm cho đường huyết biến động sau ăn.

Người tiểu đường nên lựa chọn các thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp để tránh tăng đường huyết đột ngột sau ăn

2. Chất xơ

Sở dĩ chất xơ quan trọng đối với người tiểu đường bởi vì nó không làm tăng đường trong máu vì nó không thể tiêu hoá, giúp đẩy lùi những tác động của các chất carbohydrate trong thực phẩm tạo ra nhiều năng lượng làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh. Khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hoá thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose trong máu. 

Bên cạnh việc nhận thức được lợi ích của chất xơ, người bệnh tiểu đường còn phải hiểu rằng không phải càng ăn nhiều chất xơ thì càng tốt. Bởi khi nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ra các tình trạng như chướng bụng, tiêu hoá kém, ảnh hưởng đến việc hấp thu các nguyên tố khác như canxi, kẽm, sắt,...; làm giảm hiệu suất tiêu hoá và hấp thụ protein. 

Những thực phẩm giàu chất xơ nên có mặt trong chế độ ăn của người tiểu đường như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu....

Chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu do mất nhiều thời gian để tiêu hoá hơn

3. Chất béo

Chất béo rất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc nên các thành phần của tế bào, một số loại hormon và giúp cơ thể chuyển hoá, hấp thu các vitamin tan trong dầu... Nhưng với người tiểu đường lại có sự rối loạn chuyển hoá chất béo, nên cần chọn lọc loại chất này, để tăng chất béo tốt và giảm chất béo xấu.

Người tiểu đường nên hạn chế những chất béo xấu như chất béo bão hoà và chất béo trans trong các loại thực phẩm như phô mai, thịt béo, sữa béo, nội tạng động vật... Nên lựa chọn các loại chất béo lành mạnh trong dầu thực vật, quả bơ, các loại hạt, cá...

Đối với một chế độ ăn lành mạnh, người tiểu đường nên:

  • Chọn thịt nạc thay vì các loại thịt mỡ
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán, thay vào đó lựa chọn các cách chế biến khác hấp, luộc, nướng...
  • Chọn các loại sữa ít béo, tách béo, ít đường hoặc không đường 
  • Chế biến thức ăn bằng dầu thực vật hoặc bơ thực vật thay vì mỡ động vật

Người tiểu đường nên hạn chế các chất béo xấu trong chế độ ăn

4. Muối

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cao huyết áp và chế độ ăn nhiều muốn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bí quyết giúp bạn giảm lượng muối trong chế độ ăn gồm:

  • Nên chọn những thức ăn tươi sống, tránh những loại thức ăn đã qua chế biến, thực phẩm đóng hộp như: cá hộp, thịt hộp, rau củ muối chua,…
  • Giảm lượng muối khi chế biến món ăn, thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại gia vị như chanh, tiêu, tỏi hoặc các thảo mộc tự nhiên để làm tăng hương vị cho món ăn.
  • Luôn kiểm tra hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm đóng hộp. Thông thường nên chọn những loại thực phẩm chứa ít hơn 600 mg natri trên nhãn.
  • Tránh lạm dụng những nước sốt như nước sốt cà chua, mù tạt, nước xốt salad và nước sốt đóng hộp khác.
  • Khi sử dụng thực phẩm đông lạnh nên rửa lại bằng nước và để ráo hẳn nước rồi mới chế biến.
  • Bột ngọt cũng là loại gia vị không tốt cho sức khỏe vì vậy tốt nhất không nên sử dụng loại gia vị này.

Người tiểu đường nên giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày trong chế độ ăn để tránh các nguy cơ mắc bệnh khác như tim mạch, cao huyết áp...

Song song với việc xây dựng chế độ ăn, mục tiêu chung đối với bệnh tiểu đường chính là kiểm soát được lượng đường trong máu trong ngưỡng an toàn, ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chính vì thế, người tiểu đường có thể tìm kiếm sản phẩm từ thiên nhiên như viên tiểu đường DK Betics Gold với thành phần từ 100% dây thìa canh lá to để hỗ trợ hạ đường huyết. 

Viên tiểu đường DK Betics Gold

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm Viên tiểu đường DK Betics Gold, quý khách hàng có thể trực tiếp gọi vào tổng đài của công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ!

Dịch vụ set-up và đăng ký lên gian hàng Shopee Mall, Tiki, Lazada MallUống dây thìa canh có mất ngủ không?

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng