KHÓ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT HƠN KHI MẮC CÚM

Khi người tiểu đường mắc bệnh cúm, việc kiểm soát chỉ số đường huyết sẽ khó hơn và nguy cơ cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp qua bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh tiểu đường bị virus tấn công có thể dẫn đến viêm phổi, khó kiểm soát lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc các biến chứng cấp tính. Cúm là một căn bệnh về đường hô hấp do virus cúm gây ra, bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua việc ho hoặc hắc hơi của người mắc bệnh. 

Người tiểu đường có nguy cơ gặp các biến chứng khi mắc cúm

1. Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào tới bệnh tiểu đường?

Ở người tiểu đường, nếu lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ sinh ra nhiều tác nhân độc hại, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến họ dễ bị nhiễm virus cúm và khó điều trị hơn so với người bình thường mắc cúm.

Khi bị cúm, cơ thể sẽ sản xuất thêm glucose để cung cấp năng lượng chống lại nhiễm trùng đồng thời tiết ra hormon làm giảm hiệu quả của insulin - có chức năng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. 

Những yếu tố này khiến đường huyết của người bệnh luôn ở mức cao và khó trở lại bình thường, rất dễ gặp các biến chứng cấp tính nguy hiểm như hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, do nhiễm toan ceton, hoặc viêm phổi, suy hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Cúm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu

Vậy bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đối với người mắc bệnh tiểu đường:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.... làm cho cơ thể người bệnh mất nước, khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn nhưng không có cảm giác ngon miệng, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Một số thuốc điều trị bệnh cúm có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người bệnh.
  • Virus cúm còn tấn công phế nang gây viêm phổi hoặc biến chứng ở các bộ phận khác như viêm cơ tim, viêm màng não, gây hội chứng yếu liệt tứ chi.
  • Ngoài ra, tình trạng béo phì khi mắc tiểu đường tuýp 2 chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm phổi trở nên nặng hơn.

2. Phòng tránh bệnh cúm ở người tiểu đường

Dưới đây là một số cách để người bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa cúm:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Đầu tiên, cần phải đảm bảo bản thân và người nhà rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, hãy nên tiêm ngừa vaccin phòng cúm để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý

Người tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý cùng với tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây cúm.

Duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý

>>> Xem thêm: 10 thực phẩm tốt dành cho người tiểu đường

>>> Xem thêm: 5 bài tập thể dục được khuyến khích dành cho người tiểu đường

Thăm khám sức khoẻ định kỳ

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện thăm khám sức khoẻ định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị để bệnh tiểu đường được kiểm soát. Khi kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện sớm những thay đổi bất thường để kịp thời có kế hoạch điều trị, ngăn ngừa tiến triển thành biến chứng tiểu đường.

Thăm khám sức khoẻ định kỳ

Đừng để bệnh cúm gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Sử dụng thuốc tây và kết hợp với sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để đường huyết luôn được ổn định ở ngưỡng an toàn, tránh gây ra các tác nhân độc hại gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người bệnh. 

Viên tiểu đường DK BETICS GOLD với thành phần từ 100% dây thìa canh lá to, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gần gấp 2 lần so với dây thìa canh lá nhỏ.

>>> Xem thêm: Sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS GOLD

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS GOLD, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ tư vấn và hỗ trợ!

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng