TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (PHẦN 1)

Đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh lý không lây nhiễm nhưng tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu hiện nay đang gia tăng một cách chóng mặt. Hãy cùng DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh tìm hiểu tổng quan về bệnh đái tháo đường qua bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá gây tăng nồng độ glucose trong máu. Đây là một bệnh lý mạn tính, có thể tiến triển âm thầm từ 10 năm trước khi được phát hiện và chẩn đoán bệnh.

Bệnh đái tháo đường

Khi mắc bệnh tiểu dường, bệnh nhân không thể tự chuyển hoá các chất đường bột từ thực phẩm để tạo ra năng lượng. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, lượng đường sẽ tích tụ trong máu. Nếu lượng đường huyết của người bệnh luôn ở mức cao thì khả năng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, kéo theo các biến chứng ở các bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và các bệnh lý khác. 

2. Phân loại bệnh đái tháo đường

Dựa vào cơ chế bệnh sinh, hiện tại người ta đang chia ĐTĐ thành 3 nhóm chính: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường đường thai kỳ. Ngoài ra, đường huyết tăng cao còn có thể do một số bệnh lý khác dẫn đến.

2.1 Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh lý tự miễn dịch, các tế bào beta tuyến tuỵ bị phá huỷ bởi chất trung gian miễn dịch, gây nên tình trạng thiếu hụt insulin và không thể điều hoà lượng đường trong máu. 

Phần lớn đối tượng mắc tiểu đường tuýp I là trẻ em và người trẻ tuổi (thường gặp ở người dưới 20 tuổi), chiếm từ 5 – 10% tổng số lượng ca bệnh tiểu đường nói chung. Đối với thể bệnh này, các triệu chứng xảy ra với diễn biến đột ngột, tiến triển nhanh nên dễ dàng phát hiện bệnh hơn.

Tiểu đường tuýp 1

2.2 Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 không phải là bệnh lý tự miễn, không có sự phá huỷ của các tế bào beta đảo tuỵ như ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Đây còn được gọi là căn bệnh của người cao tuổi hoặc bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Vấn đề là do cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin nhưng không hiệu quả như người bình thường.

Nhóm đối tượng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người độ tuổi 40 trở lên, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hoá dần ảnh hưởng bởi lối sống và chế độ ăn uống. Số bệnh nhân ở nhóm tuýp 2 này chiếm đến 90% tổng số lượng mắc bệnh. 

Tiểu đường tuýp 2

2.3 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra ở giai đoạn mang thai. Nhau thai sẽ tạo nên các hormon ở nữ như estrogen, progesteron.... tác động trực tiếp vào các thụ thể insulin có trên tế bào đích, khiến cơ thể tăng khả năng đề kháng với insulin.

Tiểu đường thai kỳ

Khi tuyến tuỵ không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua mức đề kháng này sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ đường trong máu và lúc này đối tượng sẽ bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ. Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh con. Nhưng nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

2.4 Tình trạng tăng đường huyết khác

Một số bệnh nội tiết cũng gây nên tình trạng tăng đường huyết như hội chứng Cushing, cường giáp, u tuỷ thượng thận, u tế bào tiết glucagon...

3. Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường

Hãy cùng DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh kiểm tra xem bạn có đang nằm trong nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không nhé!

  • Thừa cân, béo phì: thừa cân là yếu tố nguy cơ nguyên phát đối với đái tháo đường tuýp 2. Nhiều mô mỡ sẽ khiến cho các tế bào trở nên đề kháng với hormon insulin
  • Lối sống thụ động: thường xuyên hoạt động thể lực sẽ giúp kiểm soát trọng lượng của cơ thể, tăng chuyển hoá glucose thành năng lượng, và giúp tế bào nhạy cảm với insulin hơn.
  • Tiền sử gia đình: nếu như ba hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì khả năng di truyển sang con sẽ cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường, Còn nếu như cả ba và mẹ đang mắc bệnh tiểu đường thì con số này lên đến gấp 6 lần.
  • Đái tháo đường thai kỳ: nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu như không được kiểm soát ở giai đoạn mang thai.
  • Tăng huyết áp, mỡ máu cao: những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao đều nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm về nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tại đây

4. Dấu hiệu tiểu đường sớm đừng nên chủ quan

Hãyc cùng tìm hiểu 8 dấu hiệu tiểu đường sớm mà bạn đừng nên chủ quan!

Hy vọng với bài viết tổng quan về bệnh đái tháo đường (phần 1), DK Betics đã phần nào giúp mọi người hiểu sơ về bệnh tiểu đường, phân loại, một số yếu tố nguy cơ cũng như một vài dấu hiệu tiểu đường sớm để mọi người có thể lưu ý hơn. Tiếp tục theo dõi các bài viết liên quan đến bệnh tiểu đường tại đây.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ!


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng