BIẾN CHỨNG VỀ DA THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh về da do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường hay gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Cứ 3 người bị tiểu đường thì có ít nhất 1 người bị biến chứng ở da. Hãy cùng DK Betics tìm hiểu qua bài viết về bệnh về ở người mắc đái tháo đường dưới đây nhé!
1. Tại sao người mắc bệnh tiểu đường hay gặp biến chứng ở da?
Biến chứng tiểu đường ở da là vấn đề phát sinh do hậu quả của lượng đường trong máu quá cao gây ra. Những biểu hiện thường gặp nhất là khô da, ngứa da, viêm nhiễm, nấm, mụn nhọt, thay đổi màu sắc của da... Người mắc tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể mắc biến chứng này nếu như không kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Ở đây chắc chắn sẽ có người thắc mắc bệnh tiểu đường và da thì liên quan gì đến nhau? Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, trong đó sẽ ảnh hưởng đến da. Tình trạng đường huyết tăng cao và kéo dài sẽ gây hẹp các mạch máu dưới da và làm giảm lượng máu tới da. Giảm lưu thông máu đến da sẽ khiến da cho da kém đàn hồi, dẫn đến các tình trạng khô, sần sùi, bong tróc...
Người tiểu đường thường hay gặp các biến chứng ở da
Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương hệ thần kinh điều tiết mồ hôi trên da, khiến da khô ngứa và nhạy cảm hon với đau, nóng, lạnh.
Nhiều người tiểu đường cũng dễ gặp tình trạng viêm nhiễm nấm cao hơn vì tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
2. Những biến chứng ở da thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường
Ngứa da
Thường xảy ra ở cánh tay, mu bàn tay, chân và lòng bàn chân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ở người tiểu đường, thường là do da bị khô, lưu thông máu kém hoặc nhiễm nấm. Nếu do lưu thông máu kém, người bệnh cần chú ý chăm sóc vùng da bị tổn thương để tránh lây sang những vùng da lành khác, tránh nhiễm trùng hoặc nặng hơn dẫn đến đoạn chi.
Người tiểu đường thường gặp phải tình trạng ngứa da
Nhiễm nấm
Thường gặp ở những vùng da có nếp gấp như cổ, gáy, nách, các kẽ ngón chân, móng, bộ phận sinh dục. Tuỳ theo loại nấm bị nhiễm, người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau như ngứa da, bong vảy, ban đỏ hình vòng tròn... Đặc biệt, đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng âm đạo tái đi tái lại nhiều lần.
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Nhiễm trùng da do Staphylococcus khá phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát kém. Khi nang lông bị kích thích, những vi khuẩn này có thể gây ra mụn nhọt hoặc sưng viêm. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở mắt và móng tay.
Người tiểu đường thường bị nhiễm trùng do vi khuẩn
Bệnh gai đen
Những vùng da tối màu ở vùng nếp gấp như gáy, cổ, nách, dưới ngực, bẹn... là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh gai đen nếu như bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong những dấu hiệu tố cáo rằng cơ thể đang gặp phải tình trạng đề kháng insulin (giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2). Bệnh gai đen là biến chứng thường gặp ở người mắc tiểu đường thừa cân, béo phì.
Người tiểu đường thừa cân, béo phì thường gặp phải tình trạng gai đen
Teo da do tiểu đường
Vùng da ở cẳng chân xuất hiện các đốm hình tròn hoặc bầu dục màu nâu sáng. Các nốt này thường không ngứa, có thể có vảy, đau, không chảy dịch. Bệnh này thường lành tính nên không cần phải điều trị. Tình trạng này thường lành tính và không cần điều trị.
Tổn thương thần kinh gây mất cảm giác
Tiểu đường gây ra những tổn thương thần kinh gây mất cảm giác, thường gặp ở chân và bàn tay. Điều này sẽ khiến bạn dẫm lên một vật thể lạ gây tổn thương cho da nhưng lại không biết, tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương lan rộng và nhiễm trùng trở thành vết loét, dẫn đến tình trạng đoạn chi. Vì vậy, người tiểu đường nên quan tâm chăm sóc bàn chân của mình hàng ngày nhé.
Người tiểu đường sẽ gặp tổn thương thần kinh gây mất cảm giác
3. Làm thế nào để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường ở da?
Nguyên nhân chính gây ra các biến chứng ở người mắc bệnh tiểu đường nói chung cũng như biến chứng ở da nói riêng đều là do tình trạng lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài. Chính vì thế, cách duy nhất để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường ở da chính là kiểm soát đường huyết trong giới hạn an toàn.
- Sử dụng thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn uống khoa học, không cần kiêng khem quá mức. Tim hiểu về 10 mẹo ăn uống giúp kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường TẠI ĐÂY
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngà. Tìm hiểu về 5 bài tập thể dục được gợi ý dành cho người tiểu đường qua bài viết DƯỚI ĐÂY
Kiềng 3 chân giúp người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết
Ngoài 3 biện pháp kể trên, nếu như cảm thấy lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc tây lên gan và thận, người tiểu đường có thể tìm kiếm giải pháp giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.
Viên tiểu đường DK Betics Gold là sản phẩm DUY NHẤT trên thị trường có chứa thành phần từ 100% dây thìa canh lá to. Theo các nghiên cứu, dây thìa canh lá to có hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu TỐT HƠN GẤN GẤP 2 LẦN so với các sản phẩm có chứa dây thìa canh trên thị trường.
Viên tiểu đường DK Betics Gold
>>> Xem thêm: Dây thìa canh lá to - Đột phá trong y học dành riêng cho người tiểu đường
>>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về thành phần và đánh giá về Viên tiểu đường DK Betics Gold
Qua bài viết trên, người bệnh tiểu đường cũng phần nào hiểu được về các biến chứng ở da thường gặp cũng như các biện pháp ngăn ngừa. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường cũng như Viên tiểu đường DK Betics Gold, quý độc giả có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ!
- Hotline: 0985 589 001
- Fanpage: https://www.facebook.com/tieuduongdkbetics.vn/
- Website: https://tieuduongdkbetics.vn/
- Email: tieuduongdkbetics@gmail.com
Tư vấn miễn phí: 0985 589 001
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)
Xem thêm