NHỮNG BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG ĐẾN XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN

Bản thân bệnh đái tháo đường không nguy hiểm, nhưng những biến chứng do bệnh này gây ra mới chính là mối đe doạ khiến nhiều người lo sợ. Biến chứng tiểu đường đến xương khớp tuy ít được biết đến nhưng những ảnh ảnh hưởng mà nó gây ra không hề nhỏ.

Những biến chứng tiểu đường đến xương khớp phổ biến

1. Bệnh khớp Charcot

Bệnh khớp Charot hoặc bệnh khớp thần kinh do tiểu đường là một biến chứng phổ biến khác của bệnh tiểu đường. Người bệnh bắt đầu có cảm giác tê hoặc ngứa ran, mất cảm giác ở các khớp bị hỏng. Khớp đó sẽ trở nên ấm nóng, đỏ và sưng lên, không ổn định hoặc biến dạng.

Bệnh khớp Charcot

Bệnh này xuất hiện khi một khớp bị hư hỏng do tổn thương dây thần kinh. Khi bệnh tiến triển, khớp bị hỏng trở nên yếu hơn và bắt đầu mất dần canxi. Canxi đóng vai trò giữ cho xương chắc khoẻ. Với tình trạng canxi bị mất dần đi, xương sẽ trở nên yếu và dễ gãy hơn.

2. Loãng xương

Khi đường huyết gia tăng, lượng đường này sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu cùng với lượng canxi và phốt pho, làm cho mật độ xương bị giảm sút, gây loãng xương. 

Giữa người mắc đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 có sự thay đổi mật độ xương rõ rệt khi tiến hành đo mật độ xương ở vùng thắt lưng và đoạn trên của xương đùi. Trường hợp giảm mật độ xương thường gặp ở người đang mắc tiểu đường tuýp 1 do người bệnh đang trong quá trình phát triển xương (trước tuổi 20). Khi đó, người bệnh bị thiếu hụt insulin và có liên quan đến sự phát triển của xương.

Loãng xương

3. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là bệnh lý tại khớp đặc trưng bởi sự phân huỷ sụn khớp. Bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Và bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, một trong những yếu tố nguy cơ có thể là do béo phì.

Người bệnh sẽ cảm thấy các khớp bị đau, sưng và dần trở nên cứng hơn. Tình trạng kéo dài khớp có thể mất đi tính linh hoạt và giảm khả năng vận động. 

Viêm xương khớp

4. Hội chứng bàn tay ở người tiểu đường

Hội chứng này biểu hiện bằng sự căng cứng và dày lên của da và mô liên kết quanh khớp ngón tay, gây cảm giác đau khi cử động. Đây là biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường lâu năm.

Biến chứng bàn tay do đái tháo đường ít gặp hơn so với biến chứng bàn chân, tỷ lệ so với biến chứng bàn chân là 1:20. Nhưng tỷ lệ tử vong do biến chứng bàn tay lên đến tận 13% do nhiễm trùng huyết gây ra. 

Hội chứng bàn tay ở người tiểu đường

5. Tê cứng khớp vai

Đây là tình trạng đăc trưng bởi những cơn đau vai, cứng khớp ở vai và giới hạn phạm vi cử động ở vai. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến 1 bên vai. Nguyên nhân gây ra vẫn chưa được biết đến, nhưng tiểu đường là yếu tố nguy cơ phổ biến của tình trạng này.

Tê cứng khớp vai

Người tiểu đường quan trọng cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và duy trì lối sống khoẻ mạnh để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường đến xương khớp cũng như là các biến chứng khác của tiểu đường đến sức khoẻ.

>>> Xem thêm: Biến chứng của bệnh tiểu đường - Nỗi ám ảnh đang rình rập sức khoẻ của bạn

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý độc giả có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và hỗ trợ!

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng