TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC BIẾN CHỨNG TÊ BÌ CHÂN TAY Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Tê bì chân tay là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất ở người mắc bệnh tiểu đường. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục cho biến chứng này? Hãy tìm hiểu qua bài viết của DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh qua bài viết dưới đây nhé!
Tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò trên da, là biến chứng thần kinh hay gặp nhất của bệnh tiểu đường. Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện tê bì chân tay ngay tại thời điểm được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Vậy đâu là nguyên nhân của biến chứng này?
1. Nguyên nhân xuẩt hiện tê bì chân tay ở người tiểu đường
Người bình thường cũng thường xuyên gặp phải hiện tượng tê bì chân tay này. Nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, đó chính là dấu hiệu cảnh báo cho biến chứng thần kinh ngoại biên vô cùng nguy hiểm.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát, quá trình oxy hoá trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ tạo ra nhiều chất thải độc hại. Các chất thải độc hại này sẽ gây tổn thương cho hệ thống mạch máu và các dây thân kinh, từ đó sẽ dẫn đến bệnh lý thần kinh tiểu đường mà triệu chứng điển hình chứng là tê bì chân tay.
Đây là một rối loạn cảm giác, gây mất cảm giác hay tệ hơn nữa là loạn cảm. Tê bì thường xảy ra ở cả chi trên và chi dưới với những triệu chứng điển hình cụ thể như:
- Cảm giác tê bì, khó chịu như có kiến bò và kim châm ở cả tay và chân;
- Có khi tê lạnh cũng có khi nóng bỏng, tê rát ở các đầu ngón tay và chân;
- Các cơ thì đau nhức, mất cảm giác, thường xảy ra vào buổi tối và có chu kỳ nhất định;
- Những cơn đau có thể kéo dài khi nghỉ ngơi nhưng có xu hướng giảm dần khi vận động
Tê bì chân tay là khiến người mắc bệnh tiểu đường vô cùng khó chịu
2. Tê bì chân tay ở người tiểu đường có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tình trạng tê bì chân tay kéo dài mang lại cảm giác khó chịu, phiền phức trong quá trình sinh hoạt và vận động. Hơn nữa, hiện tượng này thường xảy ra vào buổi tối, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm cho người mắc bệnh tiểu đường lại rơi vào trạng thái mệt mỏi hơn.
Tê bì chân tay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của tiểu đường
Chưa kể đến việc khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương còn gây ra tình trạng biến dạng bàn chân bên cạnh cảm giác tê bì và khó chịu. Không chỉ làm giảm tinh thẩm mỹ, người bệnh còn có nguy cơ cao mắc các chấn thương nghiêm trọng trong quá trình di chuyển và vận động.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử
Tê bì chân tay khiến người bệnh giảm dần cảm giác, không phân biệt được nóng và lạnh nên rất nguy hiểm cho việc sinh hoạt, hoặc thậm chí không có cảm giác đối với những vết thương có trên da.
Những lúc như thế, khi gặp phải những vết thương do bỏng hoặc do các vật sắc nhọn gây ra, người bệnh không cảm nhận được nên sẽ rất dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử, thậm chí còn phải đoạn chi để bảo vệ các những cơ quan còn lại của cơ thể.
Tê bì chân tay khiến người tiểu đường tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử
3. Những phương pháp giúp giảm tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường
3.1 Ổn định chỉ số đường huyết
Nếu người mắc bệnh tiểu ổn định được chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, thì những biến chứng tê bì chân tay cũng sẽ được cải thiện. Để kiểm soát đường huyết, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ, thêm vào đó là thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập thể dục thể thao.
Ổn định chỉ số đường huyết
3.2 Giảm cân
Những người tiểu đường nếu như đang ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì sẽ thường dễ bị tê bì ở bàn chân nhiều hơn bởi vì bàn chân phải chịu sức nặng của toàn cơ thể. Khi giảm cân, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm với insulin hơn, đường huyết sẽ được đưa về mức ổn định, đồng thời cũng cải thiện đáng kể các triệu chứng tê bì chân tay.
Giảm cân giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện tê bì chân tay
3.3 Chăm sóc chân
Giữ ấm: Thời tiết lạnh có thể khiến cho tình trạng tê bì chân tay trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy giữ ấm đôi chân trong những ngày lạnh bằng cách đi giày, tất đầy đủ và có thể ngâm chân nước ấm.
Lựa chọn giày dép phù hợp: Giày cao gót hoặc giày độn đế cứng làm cho bàn chân không được cử động thoải mái và dễ bị tê. Một đôi giày quá nhỏ cũng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tê bì chân tay. Vì vậy, hãy chọn mua những đôi giày mà bạn đi vào thấy thoải mái nhất.
Kiểm tra định kỳ: Người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra chân định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và tiến hành điều trị, hạn chế các biến chứng nghiêm trọng.
3.4 Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng
Song song với 3 cách trên, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên hõ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường.
DK Betics Gold là sản phẩm duy nhất trên thị thường có chứa thành phần từ 100% dây thìa canh lá to, với hiệu quả hỗ trợ bệnh tiểu đường tốt gần gấp 2 lần so với dây thìa canh lá nhỏ.
Viên tiểu đường DK Betics Gold với thành phần 100% dây thìa canh lá to
>>> Tìm hiểu thêm: Dây thìa canh lá to - Đột phá trong y học dành cho người tiểu đường
>>> Tìm hiểu thêm: Viên tiểu đường DK Betics Gold - Sản phẩm ổn định đường huyết từ 100% dây thìa canh lá to
Bài viết trên đã cung cấp các kiến thức liên quan đến tê bì chân tay cho người mắc bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm viên tiểu đường DK Betics Gold, quý độc giả có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ hỗ trợ và tư vấn!
- Hotline: 0985 589 001
- Fanpage: https://www.facebook.com/tieuduongdkbetics.vn/
- Website: https://tieuduongdkbetics.vn/
- Email: tieuduongdkbetics@gmail.com
Tư vấn MIỄN PHÍ: 0985 589 001
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng)
Xem thêm