BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: NỖI ÁM ẢNH ĐANG RÌNH RẬP SỨC KHOẺ CỦA BẠN
- 1. Biến chứng cấp tính
- 2. Biến chứng mãn tính
- 2.1 Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
- 2.2 Biến chứng mắt do đái tháo đường
- 2.3 Biến chứng tim mạch do đái tháo đường
- 2.4 Nguy cơ bị nhiễm trùng
- 2.5 Bệnh thận do đái tháo đường
- 2.6 Mối liên hệ giữa tiểu đường và trầm cảm
- 3. Biện pháp giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường
- 4. Kết luận
Thực chất bệnh tiểu đường không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Chỉ khi không kiểm soát được chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn sẽ gây ra những biến chững lên các cơ quan như mắt, thận, tim....Hiểu rõ về những biến chứng của bệnh tiểu đường là điều quan trọng để cảnh giác và có những biện pháp để hạn chế những biên chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị tiểu đường.
1. Biến chứng cấp tính
1.1 Hôn mê do tăng đường huyết
Đường huyết quá cao có thể gây ra hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng và rất dễ tử vong, bệnh nhân phải được đưa vào cấp cứu ngay lập tức.
Biến chứng của bệnh tiểu đường cấp tính
1.2 Hạ đường huyết
Tình trạng này xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l. Nguyên nhân có thể là do việc dùng quá nhiều thuốc hạ đường huyết, chế độ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện thể thao quá mức hoặc uống nhiều bia rượu. Dấu hiệu là bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đói cồn cào, cơ thể mệt mỏi, chân tay bị run rẩy, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.
Trong trường hợp này, người bệnh phải nhanh chóng ăn nhẹ chút cháo loãng, uống một ly nước đường hay ăn ngay 1 cái kẹo và nằm nghỉ ngơi để đường huyết được cân bằng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Biến chứng của bệnh tiểu đường cấp tính
2. Biến chứng mãn tính
2.1 Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Biến chứng thần kinh là biến chứng của bệnh tiểu đường phổ biến nhất và cũng thường biến chứng xuất hiện sớm nhất. Khi lượng đường dư thừa trong cơ thể tăng lên có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng thần kinh, đặc biệt là ở chân. Biểu hiện của biến chứng này chính là tê bì chân tay, mẩt hoặc rối loạn cảm giác. teo cơ, đau cơ, loét do thiếu dinh dưỡng là nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ phải cắt một phần của chi.
Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh sọ còn dẫn đến một số biến chứng khác như sụp mi, lác trong, liệt mặt hay tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, rối loạn cương dương (ở nam giới), rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
Biến chứng của bệnh tiểu đường ở thần kinh
2.2 Biến chứng mắt do đái tháo đường
Đường huyết tăng cao gây ra một số biến chứng ở mắt như bệnh võng mạc do đái tháo đường, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.... Biến chứng ở mắt có thể đã bắt đầu từ giai đoạn tiền tiểu đường, khi lượng đường trong máu chưa tăng cao và diễn tiến âm thầm đến khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Biến chứng của bệnh tiểu đường ở mắt cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở người mắc bệnh tiểu đường.
Biến chứng của bậnh tiểu đường ở mắt
Tìm hiểu rõ hơn về 4 biến chứng tiểu đường ở mắt tại đây
2.3 Biến chứng tim mạch do đái tháo đường
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người đang mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi so với người khoẻ mạnh bình thường. Biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra tại tim như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây ra di chứng liệt, thậm chí là tử vong.
Có bằng chứng cho thấy rằng các mảng xơ vữa hình thành trong mạch máu ở người mắc đái tháo đường có xu hướng chứa nhiều lipid và tế bào viêm hơn so với người bình thường. Chính vì thế, chúng làm cho những mảng bám ờ người mắc đái tháo đường dễ bị vỡ, gây ra hội chứng mạch vành cấp tính.
Biến chứng của bệnh tiểu đường ở tim mạch
2.4 Nguy cơ bị nhiễm trùng
Đường trong máu tăng cao chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, người mắc đái tháo đường nếu không kiểm soát được chỉ số đường huyết sẽ thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, mặc dù chỉ là những vết thương nhỏ nhưng rất lâu lành. Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài và khó điều trị.
Do biến chứng thần kinh ở chân kết hợp với tình trạng nhiễm trùng nên làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu vẫn không được kiếm soát, tình trạng sẽ trở nặng và có nguy cơ phải cắt bỏ bàn chân hoặc cả chân.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
2.5 Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận, khiến suy giảm chức năng của thận. Tổn thương nhẹ có thể ảnh hưởng đến chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn sẽ dấn đến suy thận không hồi phục, đòi hỏi phải chạy hoặc ghép thận.
Biến chứng của bệnh tiểu đường ở thận
2.6 Mối liên hệ giữa tiểu đường và trầm cảm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc đái tháo đường có nguy cơ dễ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn. Nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuyp 2 hơn.
Bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm
3. Biện pháp giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường
Tiểu đường chỉ đáng sợ khi và chỉ ki lượng đường huyết trong cơ thể của chúng ta không được kiểm soát tốt. Chính vì thế, nếu chúng ta tìm kiếm được phương pháp hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn thoát khỏi các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường được nhắc đến phía trên. Ngay cả việc sử dụng thuốc tây cũng không thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường, mà cũng hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà thôi.
Nhưng vì là bệnh mãn tính, đồng nghĩa với việc phải sử dụng thuốc cả đời, nên xu hướng hiện nay được nhiều người bệnh quan tâm là tìm kiếm giải pháp từ thảo dược thiên nhiên để sử dụng kèm, hạn chế các ảnh hưởng lên gan và thận khi dùng thuốc lâu dài.
PGS. TS Trần Văn Ơn - Nguyên trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội là nhà khoa học đã phát hiện loài dây thìa canh tại Việt Nam và cũng là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới phát hiện ra loài dây thìa canh lá to, mở ra cơ hội cho thảo dược thiên nhiên trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
Đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ dây thìa canh lá to" đã được Bộ Y tế nghiệm thu theo quyết định 3548/QĐ-BYT, chứng minh rằng dây thìa canh lá to với hiệu quả hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết GẦN GẤP 2 LẦN so với dây thìa canh lá nhỏ được phát hiện trước đó.
Đề tài khoa học "Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ tiểu đường từ dây thìa canh lá to"
Chính vì thế, PGS. TS Trần Văn Ơn đã ĐỘC QUYỀN chuyển giao kết quả của đề tài nghiên cứu cho Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) sản xuất thành Viên tiểu đường DK BETICS và DK BETICS GOLD. Và Dược Khoa cũng là đơn vị DUY NHẤT sở hữu nguồn nguyên liệu dây thìa canh và dây thìa canh lá to đạt chuẩn GACP - WHO do Cục Quản lý Y dược cổ truyền của Bộ Y tế thẩm định và trồng theo định hướng Organic, bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho đừng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS và DK BETICS GOLD
4. Kết luận
Hy vọng với bài viết, người bệnh tiểu đường sẽ phần nào hiểu rõ hơn về những biến chứng của bệnh tiểu đường và tìm kiếm được những giải pháp để kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm DK Betics Viên tiểu đường từ dây thìa canh, quý độc giả có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của Công ty Dược Khoa) để được dược sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn!
- Hotline: 0985 589 001
- Fanpage: https://www.facebook.com/tieuduongdkbetics.vn/
- Website: https://tieuduongdkbetics.vn/
- Email: tieuduongdkbetics@gmail.com
Tư vấn miễn phí: 0985 589 001
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)
Xem thêm