CHỈ SỐ HbA1c LÀ GÌ? 4 CÁCH GIẢM CHỈ SỐ HbA1c TẠI NHÀ DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Bạn biết gì về chỉ số HbA1c? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, DK Betics sẽ hướng dẫn 4 cách giảm chỉ số HbA1c tại nhà dành cho người tiểu đường.

Ngoài chỉ số đường huyết đo hàng ngày tại nhà, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh tiểu đường nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c. Nhưng đa phần mọi người vẫn chưa hiểu rõ về chỉ số HbA1c là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong việc điều trị đối với bệnh tiểu đường.

1. Chỉ số HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c hay còn gọi là xét nghiệm Hemoglobin glycate hoá, là một xét nghiệm phản ảnh mức glucose trung bình trong 2-3 tháng vừa qua. Xét nghiệm này đo phần trăm hemoglobin được bọc trong glucose. Hemoglobin là phân tử protein mang oxy trong máu của bạn. Nếu lượng glucose trong máu cao thì nó sẽ bám vào hemoglobin càng nhiều. 

Chỉ số HbA1c

2. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c?

Chỉ số HbA1c càng cao chứng tỏ khả năng kiểm soát đường huyết càng kém và có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

>>> Xem thêm: Biến chứng của bệnh tiểu đường: Nỗi ám ảnh đang rình rập sức khoẻ của bạn

Những người mắc bệnh tiểu đường nên đi xét nghiệm chỉ số HbA1c này từ 2-3 tháng một lần để đánh giá hiệu quả của điều trị bệnh tiểu đường. 

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6.5% có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn đang được kiểm soát tốt. Điều này có nghĩa là có thể ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm ở mắt, thần kinh, thận.... do bệnh tiểu đường gây ra.

Người mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì chỉ số HbA1c < 6.5%

3. Gợi ý 4 cách giúp giảm chỉ số HbA1c ở nhà dành cho người tiểu đường

3.1 Chế độ ăn uống khoa học

Kiểm soát chế độ ăn là những mấu chốt để kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Carbohydrate bao gồm các chất đường, tinh bột và chất xơ. Trong khi chất xơ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu thì ngược lại, đường và tinh bột chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng vọt sau những bữa ăn.

>>> Xem thêm: 10 mẹo ăn uống giúp kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn

Một chế độ ăn dư thừa đường bột sẽ khiến cho tuyến tuỵ phải hoạt động "hết công suất" để tiết ra insulin chuyển hoá lượng đường trong máu. Lâu dần, cơ thể sẽ bị thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Chính vì thế, giảm lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng chính là đang giảm lượng đường trong máu. Tránh lạm dụng đường tinh luyện cũng như những sản phẩm chế biến sẵn.

>>> Xem thêm: 3 sai lầm trong chế độ ăn uống khiến đường huyết lên xuống thất thường

3.2 Vận động nhiều hơn

Tập thể dục giống như một vũ khí bí mật hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường bên cạnh việc sử dụng thuốc và có chế độ ăn uống khoa học. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên rằng, người bệnh tiểu đường mỗi tuần nên có 5 ngày tập thể dục với cường độ vừa phải, mỗi ngày tối thiểu 30 phút.

Người tiểu đường nên tăng cường vận động nhiều hơn

Và hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cũng khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế việc ngồi lâu. Khi phải ngồi nhiều, cứ khoảng 30-45 phút bạn nên di chuyển, cử động trong 3-4 phút. Điều đó không chỉ giúp cải thiện lượng glucose trong máu mà còn cả hệ thống tuần hoàn, hỗ trợ các biến chứng biến như cục máu đông ở chân.

>>> Xem thêm: 5 bài tập thể dục được khuyến khích dành cho người tiểu đường

3.3 Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Người mắc bệnh tiểu đường nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.

Người bệnh cần hỏi bác sĩ về tần suất kiểm chỉ số đường huyết tại nhà cũng như chỉ số HbA1c. Điều này sẽ giúp đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường cũng như có phương án điều chỉnh thuốc cho phù hợp. 

Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

3.4 Giải pháp ổn định đường huyết từ thiên nhiên

Lo lắng những tác dụng phụ của thuốc tây ảnh hưởng đến gan và thận, xu hướng tìm kiếm và sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để hỗ trợ kiểm soát đường huyết ngày càng được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm đến. 

Viên tiểu đường DK BETICS GOLD hiện nay là sản phẩm DUY NHẤT trên thị trường có thành phần từ 100% dây thìa canh lá to, hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hàm lượng dây thìa canh lá to trong mỗi viên là 350mg (tương đương với 5g dược liệu). Theo PGS. TS Trần Văn Ơn, hàm lượng để dây thìa canh bắt đầu phát huy tác dụng là 4g.

PGS. TS Trần Văn Ơn chia sẻ về mối quan hệ giữa hàm lượng dây thìa canh và hiệu quả hạ đường huyết

>>> Xem thêm: Dây thìa canh lá to - Đột phá trong y học dành cho người tiểu đường

>>> Xem thêm: Sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS GOLD

Viên tiểu đường DK BETICS GOLD

Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu được về chỉ số HbA1c cũng như vai trò của chỉ số này trong việc theo dõi hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm Viên tiểu đường DK BETICS GOLD, quý khách hàng có thể để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận hoặc trực tiếp gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Công ty Dược Khoa Sài Gòn (chi nhánh miền Nam của công ty Dược Khoa) để được dược sĩ tư vấn và hỗ trợ!

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Uống dây thìa canh có mất ngủ không?

Tư vấn miễn phí: 0985 589 001

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế)


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng